Đà Nẵng: Chính sách khơi thông nguồn lực đất đai

Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã được thực hiện một cách đồng bộ đã và đang khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Đà Nẵng: Khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai để phát triển đô thị
Đất đai ở Đà Nẵng. Ảnh: TL

Thu vào ngân sách 2.400 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đà Nẵng, từ khi thi hành Luật Đất đai 2013, việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý đất đai thuộc thẩm quyền của thành phố cơ bản được hoàn thiện, hạn chế một phần sự không thống nhất, chồng chéo trong các quy định pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố đã được thực hiện một cách đồng bộ đã và đang khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Riêng trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất ngắn với quy hoạch hạ tầng, nhất là quy hoạch giao thông, phương thức đổi đất lấy hạ tầng và lấy quy hoạch nuôi quy hoạch được thành phố vận dụng khá thành công nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án, góp phần thay đổi diện mạo của thành phố.

Việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất được thành phố quan tâm và chú trọng, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương hàng năm, từng bước sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực khắc phục tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng.

Từ năm 2013 đến nay, thành phố giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với 36 khu đất (dự án) và 319 lô đất với tổng diện tích 24,5ha, thu vào ngân sách 2.400 tỷ đồng. Tổng diện tích đất thu hồi sau 8 năm khoảng 1.157ha với hơn 6.000 hộ dân di dời. Thành phố đã thực hiện linh hoạt cơ chế tạo quỹ đất phục vụ cho công tác bố trí tái định cư.

Theo TP. Đà Nẵng, giai đoạn 1997-2020, tổng số tiền thu khai thác quỹ đất của TP. Đà Nẵng đạt hơn 55.300 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1997-2011 đạt hơn 25.000 tỷ đồng, đây là nguồn lực chủ yếu để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và xã hội của thành phố. Từ nguồn lực từ đất đai, thành phố tập trung triển khai nhiều dự án mang tính động lực, trọng điểm, quy mô lớn, hiện đại.

Đà Nẵng là một trong 4 địa phương thực hiện thí điểm Đề án kiện toàn Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trên cơ sở kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở TN&MT và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT các quận, huyện; chuyển giao các công việc có thể làm được liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ Chi cục Quản lý đất đai sang Trung tâm Phát triển Quỹ đất. Quy trình tiếp nhận, xử lý, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai đã được các cơ quan thực hiện theo đúng thẩm quyền, thủ tục.

Sẽ đấu giá 18 khu đất lớn để kêu gọi đầu tư các dự án động lực

Tuy nhiên, thực tế quy hoạch, quản lý đất đai của thành phố hiện nay đang bộc lộ một số bất cập, nhất là trong quá trình thi hành Luật đất đai, chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị năng động làm cho hiệu quả sử dụng đất còn thấp.

Thời gian qua chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chưa cao, chưa mang tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, do sức ép về phát triển trong điều kiện thành phố còn nhiều khó khăn, nhất là cơ chế chính sách, quy định về đất đai, thu hút đầu tư còn chồng chéo, mâu thuẫn chưa phù hợp thực tiễn, dẫn đến việc vận dụng thực hiện một số chủ trương, nghị quyết của Đảng, quy định của pháp liên quan đến lĩnh vực đất đai, dự án đầu tư của thành phố Đà Nẵng còn chưa nghiêm, chưa đúng quy định.

Từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2023, thành phố sẽ tiến hành đấu giá 18 khu đất lớn để kêu gọi đầu tư các dự án động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng một lúc, thành phố phải giải quyết, khắc phục nhiều kết luận thanh tra, điều tra, trong đó nhiều vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền giải quyết nên đến nay kết quả thực hiện vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, nhiều dự án phải tạm dừng và không tiếp tục triển khai, gây lãng phí, ách tắc trong khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển và tâm lý nhà đầu tư.

Thời gian tới, Sở TN&MT TP. Đà Nẵng kiến nghị TW khẩn trương đổi mới, hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quy định pháp luật đất đai cần phải có tính ổn định lâu dài, các nghị định thông tư, văn bản hướng dãn thi hành luật cần có tính kế thừa các quy định pháp luật qua các thời kỳ. Đồng thời, các quy định pháp luật được sửa đổi, bổ sung đơn giản, cụ thể và tránh trường hợp cùng một vấn đề nhưng mỗi địa phương lại áp dụng mỗi cách thực hiện khác nhau.

Cải cách thủ tục hành chính về đất đai vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai, vừa bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai./.

NNK

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động