Doanh nghiệp được trợ lực phục hồi sản xuất kinh doanh nhờ được miễn, giảm, gia hạn nộp thuế

Lũy kế đến hết tháng 10/2022, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm gia hạn ước khoảng 160,3 nghìn tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là nguồn “vốn mồi”, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ để giúp nhiều doanh nghiệp có thêm nguồn lực để tái sản xuất, vượt qua những khó khăn trước mắt, cũng như tạo đà phát triển trong thời gian tới.

Miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, phí, lệ phí trên 160 nghìn tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 10/2022, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm gia hạn theo chính sách hỗ trợ của Quốc hội, Chính phủ ước khoảng 160,3 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, báo cáo mới đây của Tổng cục Thuế cho thấy, việc thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 của Quốc hội ước tính làm giảm thu ngân sách nhà nược (NSNN) trong 10 tháng năm 2022 khoảng 1.773 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách giảm 50% mức thuế BVMT đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn; giảm 70% mức thuế BVMT đối với dầu hỏa theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 từ ngày 1/4/2022; giảm kịch khung thuế BVMT đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu hỏa, nhiên liệu bay, theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 từ ngày 11/7/2022 ước tính làm giảm thu NSNN trong 10 tháng năm 2022 khoảng 22.313 tỷ đồng.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn cho biết, thực hiện giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí theo Thông tư 120/2021/TT-BTC, ước tính làm giảm thu NSNN trong 6 tháng đầu năm 2022 khoảng 900 tỷ đồng (chính sách này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 30/6/2022).

Nguồn: Tổng cục thuế. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Tổng cục thuế. Đồ họa: Văn Chung

Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội trong 10 tháng năm 2022 ước tính làm giảm thu NSNN là 18.100 tỷ đồng.

Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định 32/2022/NĐ-CP ước khoảng 9.602 tỷ đồng. Gia hạn thời hạn nộp thuế theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP, tính đến cuối tháng 10, tổng số thuế, tiền thuê đất của người nộp thuế thuộc diện được gia hạn theo ước khoảng 94.662 tỷ đồng (trong đó, thuế GTGT ước khoảng 52.405 tỷ đồng, thuế GTGT và thu nhập cá nhân (TNCN), cho thuê tài sản của hộ, cá nhân kinh doanh ước khoảng 221,4 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ước khoảng 40.000 tỷ đồng, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 2.036 tỷ đồng).

Số tiền thuế, tiền thuê đất đã nộp vào NSNN ước khoảng 58.417 tỷ đồng. Số tiền thuế, thuê đất còn tiếp tục được gia hạn ước khoảng 36.245 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chính sách đã ban hành trong năm 2021, tiếp tục có hiệu lực và ảnh hưởng đến số thu NSNN năm 2022 như: miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 406/2021/NQ Quốc hội và Nghị định 92/2021/NĐ-CP Chính phủ là 6.454 tỷ đồng, trong đó thuế GTGT được giảm là 1.116 tỷ đồng; thuế thu TNDN được giảm là 1.388 tỷ đồng; miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là 3.629 tỷ đồng; tiền thuế được miễn chậm nộp là 321 tỷ đồng. Giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP là 6.555 tỷ đồng.

"Phao cứu sinh" giúp doanh nghiệp phục hồi

Đánh giá về các chính sách hỗ trợ từ Quốc hội, Chính phủ, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp của Học viện Tài chính cho rằng, việc miễn, giảm và gia hạn thời hạn nộp một số sắc thuế nói trên đã giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn tiền để chi trả lương cho công nhân; duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đặc biệt là góp phần thu hút người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc do thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế: Nguồn “vốn mồi” trợ lực cho doanh nghiệp vượt khó, phục hồi
Doanh nghiệp yên tâm phục hồi sản xuất kinh doanh nhờ được miễn, giảm, gia hạn nộp thuế. Ảnh: TN

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, các chính sách tài khóa đều thể hiện rõ quan điểm và mục tiêu hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch. Không chỉ vậy, các chính sách hỗ trợ còn giúp doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi và phát triển. Chính các doanh nghiệp cũng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc điều hành các chính sách tài khóa chủ động, kịp thời trong thời gian qua.

TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, thống kê, riêng giãn, hoãn thuế dự kiến khoảng 135 nghìn tỷ đồng, đến nay đã thực hiện được 91 nghìn tỷ đồng, đạt 71%. Cùng với đó, gói chính sách giảm thuế GTGT, phí khác làm tổng ngân sách giảm 63.500 tỷ đồng, đến nay, đã thực hiện được 40 nghìn tỷ đồng, tương đương 63%. “Đây là con số khá lớn. Đồng thời, việc thực hiện giảm thuế là vô cùng quan trọng, giúp kích thích tiêu dùng, là động lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi tạo nguồn thu ổn định cho NSNN" - TS. Cấn Văn Lực chia sẻ.

Ông Nguyễn Đình Chương - Giám đốc Công ty CP Hà Việt (Lương Tài, Bắc Ninh) cho rằng, trong thời kỳ dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hà Việt nói riêng và các doanh nghiệp khác trên địa bàn nói chung đều gặp rất nhiều khó khăn. Với số tiền thuế phải nộp mỗi tháng từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, việc được giãn thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn xoay vòng phục vụ kinh doanh, các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế được ban hành rất thiết thực, như một "phao cứu sinh", giúp doanh nghiệp hồi sức trong bối cảnh khó khăn chung.

Hỗ trợ doanh nghiệp, tạo nguồn thu bền vững

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn cho biết, việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân sớm vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó giữ ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều đó được minh chứng bởi kết quả thu ngân sách ngành Thuế quản lý lũy kế 10 tháng năm 2022 đạt 103,8% so với dự toán pháp lệnh, bằng 114,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động