Gần 4.800 hồ sơ của mặt hàng gỗ đã được giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng
Giải quyết hoàn thuế cho 4.760 hồ sơ doanh nghiệp
Thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, Tổng cục Thuế cho biết, tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 17/5/2023, toàn ngành đã giải quyết hoàn thuế cho 4.760 hồ sơ, tương ứng số tiền đã được hoàn 19.100 tỷ đồng.
Số hồ sơ doanh nghiệp (DN) hủy đề nghị hoàn là 215 hồ sơ (tương ứng số tiền đề nghị hoàn 1.514 tỷ đồng) do DN sau khi gửi hồ sơ đề nghị hoàn thì tự rà soát đối chiếu với quy định về hoàn thuế nhận thấy hồ sơ của DN bị thiếu, kê khai sai, cần điều chỉnh số liệu..., cần thời gian để xem xét lại hồ sơ, sổ sách chứng từ.
![]() |
Số hồ sơ cơ quan thuế từ chối đề nghị hoàn là 44 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn 310 tỷ đồng. Do cơ quan thuế rà soát đối chiếu theo quy định của pháp luật thì thấy DN nộp hồ sơ thiếu, sai mẫu hồ sơ đề nghị hoàn, hồ sơ đề nghị hoàn không đủ thủ tục.
Số hồ sơ đề nghị hoàn chưa được cơ quan thuế giải quyết là 199 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn 1.119 tỷ đồng, tỷ lệ 4,18% so với tổng số hồ sơ cơ quan thuế đã giải quyết hoàn (199/4.760 hồ sơ) do nhiều nguyên nhân như: do hồ sơ đang trong thời gian giải quyết theo quy định; DN đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh; do DN xin tạm dừng, hoãn thời gian kiểm tra; do DN chưa cung cấp đủ hồ sơ tài liệu số liệu, do đang chờ kết quả xác minh…
Bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động vẫn đề nghị hoàn thuế
Đại diện Tổng cục Thuế thông tin, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đối với các hồ sơ cần thực hiện xác minh, cơ quan thuế chủ yếu xác minh đến DN trung gian bán hàng trực tiếp cho DN hoàn thuế (DN F1).
Cụ thể, trong số 548 hồ sơ cơ quan thuế thực hiện xác minh các DN trung gian, có 490 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F1 (chiếm tỷ lệ 89,4% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh); 45 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F2 (chiếm tỷ lệ 8,2% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh); 3 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F3 (chiếm tỷ lệ 0,55% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh); 5 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F4 (chiếm tỷ lệ 0,95% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh); 5 hồ sơ xác minh đến DN trung gian cuối cùng (người dân, hộ trồng rừng, chiếm tỷ lệ 0,9% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh).
Qua công tác xác minh, cơ quan thuế phát hiện có 264 DN trung gian bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an. Cụ thể: có 76 DN F1 tạm dừng hoạt động; 56 DN F1 bỏ địa chỉ kinh doanh; 56 DN F2 tạm dừng hoạt động; 60 DN F2 bỏ địa chỉ kinh doanh; 4 DN F3 tạm dừng hoạt động; 5 DN F3 bỏ địa chỉ kinh doanh, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an của 7 DN trung gian.
Qua rà soát thông tin dữ liệu tổng thể của cả ngành Thuế đối với các DN kinh doanh mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ thì có đến 7.609 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động, trong đó: 6.712 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, 897 DN tạm dừng hoạt động. Đặc biệt trong những DN này, có 24 DN nằm trong vụ án đã khởi tố, điều tra về tội mua bán hóa đơn bất hợp pháp trong thời gian qua.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế đánh giá, công tác quản lý hoàn thuế luôn được toàn ngành thực hiện kịp thời, theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế về hoàn thuế, qua đó đã tạo điều kiện giúp DN quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Đặc biệt, việc ngành Thuế triển khai ứng dụng hoàn thuế điện tử giúp giảm được nhiều thời gian so với việc đề nghị hoàn trực tiếp, doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian để đi lại nộp, gửi, nhận hồ sơ, thông báo quyết định...
Hoàn thuế điện tử là hình thức hoàn thuế mà DN chỉ cần gửi hồ sơ tài liệu hoàn thuế, nhận các thông tin phản hồi từ phía cơ quan quản lý thuế, thậm chí cả tiền hoàn thuế cũng trên hệ thống thông tin điện tử, nên ngoài việc tiết kiệm thời gian, giảm được các chi phí cho việc in ấn tài liệu hồ sơ thì còn hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa DN với cán bộ thuế.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc ngành Thuế triển khai ứng dụng hoàn thuế điện tử là bước tiến mới phù hợp quy luật và tiến trình hội nhập của Việt Nam, phù hợp với năng lực, trình độ công nghệ thông tin đang phát triển của đất nước. Ngoài ra, hoàn thuế điện tử còn tạo sự minh bạch cho cả DN và cơ quan quản lý thuế, góp phần giảm thiểu các tiêu cực phát sinh./.
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế
Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công
