Giữ ổn định lạm phát, tạo động lực cho thị trường phát triển

“Lạm phát toàn cầu được kỳ vọng trong khoảng 8-10%, còn tại Việt Nam con số kỳ vọng là 4%. Chúng ta vẫn sẽ đạt mục tiêu dưới 4% do Chính phủ đề ra năm nay, điều này cho thấy Việt Nam đã làm khá tốt so với thế giới”, ông Tyler Cheung, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán ACB (ACBS) đánh giá.
Giữ vững “phòng tuyến” chống lạm phát, tạo động lực cho thị trường

Lạm phát 2022 nhiều khả năng vẫn dưới 4%

Lạm phát hiện vẫn là chủ đề được quan tâm trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến nay lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức kiểm soát được, dưới 4%, không chịu áp lực tăng mạnh như một số các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 10 chỉ số CPI của Việt Nam vào khoảng 4,3% so với cùng kỳ, và tăng bình quân 2,9% trong 10 tháng đầu năm.

Đại diện ACBS cho biết, một lý do quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát là nhờ khả năng tự cung về nguồn lương thực, từ đó giúp cho rổ hàng hoá lương thực thực phẩm, thành phần chiếm khoảng 1/3 chỉ số lạm phát, tránh khỏi ảnh hưởng lạm phát từ nhập khẩu.

“Về cơ bản, chúng ta không bị ảnh hưởng bởi đồng đô la Mỹ mạnh nhiều như các quốc gia nhập khẩu, do chúng ta sản xuất lương thực trong nước và chúng ta xuất siêu rất nhiều các mặt hàng nông sản. Việt Nam tránh được rủi ro lạm phát từ khía cạnh này”, ông Tyler bình luận.

Giữ vững “phòng tuyến” chống lạm phát, tạo động lực cho thị trường - Ảnh 1

Áp lực tăng trong năm sau

Theo ACBS, lạm phát cho cả năm 2022 được dự báo quanh mức 3,2-3,6%, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu. Từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát không quá lớn, trong bối cảnh thị trường chưa xuất hiện thêm yếu tố nào khiến rủi ro lạm phát tăng cao hơn những gì đang diễn ra.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm sau vẫn còn lớn. Điều này có thể thấy qua con số mục tiêu lạm phát năm 2023 vừa được nâng lên mức 4,5%.

Theo ông Minh, áp lực lạm phát vẫn sẽ đến từ câu chuyện chi phí đẩy sẽ xuất hiện rõ hơn trong năm sau, dù có thể không tăng đột biến nữa nhưng vẫn sẽ giữ ở mức cao. Ngoài ra, các gói hỗ trợ nền kinh tế hay các gói đầu tư công chưa giải ngân xong cũng sẽ là yếu tố gây áp lực kỳ vọng lạm phát của người dân, ông Minh phân tích.

Giữ vững “phòng tuyến” chống lạm phát, tạo động lực cho thị trường - Ảnh 2

Còn theo TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính, Đại học UEH, năm sau có vấn đề quan trọng cần chú ý là tăng lương cơ sở. “Trong lịch sử thì khi Việt Nam tăng lương cơ sở cũng thường kéo theo lạm phát”, ông Huân bình luận.

Đi cùng đó, thị trường quốc tế còn nhiều yếu tố bất định, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều rủi ro và bất ổn trong năm sau. “Có nhiều biến số mà chúng ta không dự báo được, ảnh hưởng phần nào không chỉ lạm phát mà còn là bức tranh tăng trưởng kinh tế trong năm sau”, ông Huân nhìn nhận.

Một câu chuyện khác ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát trong năm sau là môi trường mặt bằng lãi suất cao. Điều này còn phụ thuộc vào lạm phát toàn cầu, đặc biệt là từ Mỹ vì liên quan đến khả năng tăng lãi suất đồng đô la.

Dự kiến mức lãi suất Fed tăng lên có thể cao nhất lên mức 5%/năm vào giữa năm 2023 và có thể duy trì mặt bằng lãi suất kéo dài trong năm 2024. “Câu hỏi là việc duy trì lãi suất có thể kéo dài đến bao lâu?”, ông Minh đặt vấn đề.

Nguồn: Ngân hàng Goldman Sachs, ACBS thu thập.
Nguồn: Ngân hàng Goldman Sachs, ACBS thu thập.

Dù vậy, về tổng thể, ACBS vẫn tỏ ra lạc quan về kỳ vọng lạm phát trong năm sau. “Chúng ta sẽ nhìn thấy lạm phát tăng nhẹ nhưng một lần nữa, với việc giá xăng trong nước đã hạ nhiệt, cùng với việc nhiều khả năng áp lực lạm phát tại một số các nền kinh tế lớn cũng hạ nhiệt trong thời gian tới, tôi không nghĩ áp lực về lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 là quá lớn, ông Tyler nói.

Đại diện ACBS cũng cho rằng cần phải tiếp tục quan sát diễn biến của đô la Mỹ. Nếu Fed vẫn tiếp tục thắt chặt quyết liệt thì Việt Nam có thể sẽ có những động thái tương tự trong năm sau.

Khi đó, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với tăng trưởng lợi nhuận chậm lại do chi phí vốn tăng cao, hoặc người tiêu dùng sẽ bị giảm sức mua, hoặc kết hợp cả hai. Thị trường chứng khoán vì thế có thể sẽ bớt hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác.

“Nhà đầu tư có thể tạm chuyển qua các kênh đầu tư khác với lợi suất cao hơn như tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi… Chúng ta sẽ có thể thấy dòng vốn tạm thời rút ra khỏi thị trường chứng khoán và quay trở lại khi thị trường thuận lợi hơn”, ông Tyler bình luận thêm.

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên ông Huân cho rằng “trong nguy luôn có cơ hội”. Theo đó, trong bối cảnh kinh tế khó khăn mà Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng, thì các doanh nghiệp vượt qua được sẽ có cơ hội tạo đột phá, bứt xa hơn so với giai đoạn bình thường.

Còn đại diện ACBS cho rằng thị trường Việt Nam vẫn rất hấp dẫn trong trung và dài hạn vì tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở mức cao, sẽ là chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp, cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài dài hạn chảy vào Việt Nam vẫn rất mạnh./.

Khánh Huyền

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động