Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Lập dự toán ngân sách năm 2025 cần sát, đúng, đảm bảo tính tích cực Ảnh: MH

Đảm bảo việc lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 sát, đúng và chính xác

Phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến với các địa phương về xây dựng dự toán NSNN năm 2025 do Bộ Tài chính tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Hội nghị nhằm đánh giá lại việc thực hiện dự toán NSNN 2024 và dự báo 6 tháng cuối năm, trên cơ sở đó đảm bảo việc lập dự toán NSNN năm 2025 sát, đúng và chính xác, đảm bảo yêu cầu thưc hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trị giao cho các địa phương và bộ, ngành.

Thông tin tới hội nghị về tình hình thu ngân sách 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng cho biết, thu NSNN đạt kế hoạch dự toán đề ra từ đầu năm, đạt 63% dự toán. Tính đến giữa tháng 7 đạt khoảng 68% dự toán, tăng trưởng gần 16%.

“Trong nửa cuối năm, các đơn vị, địa phương cần phấn đấu để đảm bảo thu NSNN đạt dự toán, phấn đấu vượt thu. Năm 2024, ngành Tài chính phấn đấu vượt thu 10%, nếu được như vậy là 4 năm liên tục chúng ta vượt thu NSNN”, Bộ trưởng đề nghị.

Theo Bộ trưởng, thực tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,5%, dự kiến cả năm đạt trên 6,5%. Với số liệu này, chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 có thể vào khoảng 6,5%.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị, địa phương tiên liệu thu NSNN để tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời đánh giá thực lực, thực trạng kinh tế địa phương trong bối cảnh Luật Đất đai mới tác động đến số thu NSNN thời gian tới. Bộ trưởng cũng đề nghị chú ý vấn đề thu nội địa, trong đó thu từ sản xuất kinh doanh của DN để xây dựng dự toán sát nhất.

Về chi NSNN, Bộ trưởng lưu ý, có một số khoản chi ổn định trong giai đoạn ổn định NSNN, tuy nhiên có một số chính sách thay đổi nên khoản chi đã tăng lên hoặc hoặc giảm đi.

Đơn cử như giảm việc giảm chi do thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ phải cắt giảm chi thường xuyên 5%; hoặc một số chính sách chế độ tăng chi NSNN như nâng lương tối thiểu, tăng hỗ trợ cho người trên 70 tuổi, lực lượng an ninh bảo vệ thôn xóm… tác động đến lập dự toán NSNN. Điều đó đòi hỏi phải rà soát lại dự toán chi NSNN của các bộ, ngành và địa phương, từ đó lý giải chính xác, chủ động lập dự toán NSNN phù hợp với điều kiện.

Lập dự toán thu ngân sách sẽ đảm bảo tính tích cực, thực tế

Tại hội nghị, ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, thu NSNN 7 tháng đầu năm mặc dù còn một số khoản thu, sắc thuế địa bàn đạt thấp, tuy nhiên về tổng thể với tiến độ thu này ngành Thuế phấn đấu đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu năm 2024 được giao.

Tuy nhiên, diễn biến thu qua các tháng chưa thấy chuyển động tích cực theo sự hồi phục của nền kinh tế. Kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025 còn nhiều yếu tố bất định, khó dự báo, nền kinh tế vẫn còn đang phải đối phó với rất nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, để tổ chức thực hiện tốt công tác lập và giao dự toán thu ngân sách năm 2025, ông Mai Sơn cho biết, ngành Thuế xác định sẽ thực hiện các nội dung trọng tâm gồm: xác định đúng mục tiêu thu NSNN năm 2025, bám sát các nguồn thu trên địa bàn, trên cơ sở đó tổ chức lập, giao dự toán cho các đơn vị cấp dưới sát đúng với khả năng thu theo thực tế phát sinh kinh tế tại từng địa bàn.

Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân; tiếp tục theo dõi sát sao tình hình sức khỏe doanh nghiệp để kịp thời tham mưu các giải pháp ứng phó; thực hiện quyết liệt công tác quản lý thu theo chức năng quản lý thuế; nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Tại hội nghị, thông tin về định hướng công tác thu NSNN năm 2025 , ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, công tác thu NSNN năm 2025 sẽ trên cơ sở đánh giá thực hiện thu NSNN năm 2024; các định hướng mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2025 theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ cũng như quy trình hướng dẫn xây dựng dự toán theo Quyết định số 1500/QĐ-TCHQ ngày 11/7/2023 của Tổng cục Hải quan.

Đồng thời, lượng hóa tác động ảnh hưởng đến thu NSNN thông qua tình hình kim ngạch XK, NK của các mặt hàng có thuế; rà soát, nắm rõ các dự án đầu tư lớn sẽ triển khai tại địa bàn năm 2025.

Dự toán thu NSNN phải được xây dựng trên cơ sở thực hiện đúng quy định về thủ tục hải quan; việc kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Quản lý thuế và các văn bản có liên quan.

Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ, các đơn vị khi xây dựng dự toán thu NSNN phải tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của Luật thuế, các chế độ thu hiện hành và dự báo về chính sách, thủ tục XNK tại địa bàn, khu vực để xây dựng dự toán thu NSNN năm 2025 theo hướng vững chắc, có tính khả thi cao, tăng thu tối thiểu 5% so với ước thực hiện thu NSNN năm 2024.

Trên cơ sở các ý kiến tham gia tại hội nghị, phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng yêu cầu các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thuế bám sát quy định Luật NSNN, Chỉ thị số 17 ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Thông tư 49/2024/TT-BTC… để lập dự toán chính xác.

Chỉ đạo các nội dung trọng tâm, đối với công tác và lập dự toán ngân sách của năm 2025, Bộ trưởng yêu cầu lập dự toán thu ngân sách sẽ đảm bảo tính tích cực, thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản mới phát sinh trên địa bàn, tính đúng, tính đủ vào thu ngân sách, phấn đấu để tăng từ 5-7% so với ước thực hiện năm 2024.

Về xây dựng dự toán chi cân đối NSNN, năm 2025 tiếp tục ổn định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia và số bổ sung phân bổ ngân sách Trung ương cho địa phương như năm 2024.

Thủy Tiên

Tin cùng chuyên mục

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; quản lý; sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.

Tin khác

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Xem thêm
Phiên bản di động