Kho bạc Nhà nước Nghệ An đảm bảo thu, chi ngân sách nhà nước an toàn

Năm 2023 vừa qua, Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã đảm bảo thu, chi ngân sách nhà nước an toàn.
Kho bạc Nhà nước Nghệ An: Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi
Kho bạc Nhà nước Nghệ An: Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi. Ảnh: TL

Thực hiện tốt mô hình "3 không"

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) Nghệ An cho biết, để kịp thời đưa các khoản thu về cho ngân sách, trong năm 2023, KBNN Nghệ An đã cải tiến mạnh mẽ công tác thu ngân sách. Theo đó, đơn vị đã phối hợp với cơ quan thu (Thuế, Hải quan) và 8 ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh giao về dự toán thu, chi NSNN và phương án phân bổ ngân sách của UBND tỉnh.

Kết quả thu NSNN năm 2023 của tỉnh Nghệ An là 21.259 tỷ đồng, đạt trên 134% so với kế hoạch (kế hoạch là 15.836 tỷ đồng). Trong đó, thu nội địa 19.981 tỷ đồng, đạt gần 137% kế hoạch; thu thuế xuất nhập khẩu 1.278 tỷ đồng, đạt trên 102% kế hoạch.

Công tác kiểm soát chi NSNN tại đơn vị tiếp tục được tăng cường. Cụ thể, KBNN Nghệ An đã phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai nhiều giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao đối với các khoản chi của NSNN.

Đặc biệt, không để tồn đọng hồ sơ thanh toán vốn tại kho bạc mà không có lý do, KBNN Nghệ An đã thực hiện tốt mô hình 3 không: “Không trễ hẹn, không gây phiền hà, không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần”.

Báo cáo từ KBNN Nghệ An cho biết, trong năm 2023 vừa qua, đơn vị đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN (không bao gồm lệnh chi tiền) là 30.052 tỷ đồng, đạt 91,68% dự toán được giao (32.781 tỷ đồng); kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chương trình mục tiêu 26.789 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch vốn (31.785 tỷ đồng), cao hơn 13% so với năm 2022.

Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Nghệ An đã phát hiện và ban hành 73 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc với tổng số tiền phạt 117,9 triệu đồng.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư công trong xã hội, KBNN Nghệ An đã quyết liệt triển khai công tác thu hồi tạm ứng vốn. Trong năm 2023, đơn vị đã thu hồi 3.549 tỷ đồng vốn tạm ứng xây dựng cơ bản; thu hồi giá trị thanh toán cao hơn giá trị phê duyệt quyết toán công trình 3,4 tỷ đồng.

100% đơn vị sử dụng ngân sách tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Cho biết về công tác cải cách hành chính, hiện đại các hoạt động nghiệp vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, báo cáo từ KBNN Nghệ An cho biết, trong năm 2023, đơn vị đã tập trung đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 và ứng dụng cảnh báo rủi ro trên thiết bị di động đến các đơn vị quan hệ ngân sách nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giúp cho chủ tài khoản kiểm soát được sự thay đổi về số dư tài khoản của đơn vị. Đến nay, toàn tỉnh có 100% đơn vị sử dụng ngân sách tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Đồng thời, KBNN Nghệ An đã tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”; thực hiện mô hình giao dịch viên chuyên sâu tại KBNN tỉnh.

Với những nỗ lực trong cải cách hành chính và hiện đại hóa các nghiệp vụ theo quy định, KBNN Nghệ An đã nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng và các đơn vị giao dịch. Cụ thể, qua khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng năm 2023, KBNN Nghệ An xếp thứ 9 trong toàn hệ thống.

Bước sang năm 2024, dự báo nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, do đó đầu tư công vẫn là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Là cơ quan thực hiện kiểm soát và thanh toán nguồn vốn này, KBNN Nghệ An sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị KBNN trực thuộc chuẩn bị đủ lượng vốn để kịp thời thanh toán cho các nhà thầu theo đúng chế độ, bảo đảm vốn thi công công trình.

Đồng thời, đơn vị cũng yêu cầu các cán bộ làm công tác kiểm soát chi chủ động nắm chắc tình hình giải ngân vốn đầu tư kế hoạch năm 2024 của từng dự án, nhất là các dự án có quy mô lớn, công trình trọng điểm của tỉnh có tính chất lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, KBNN Nghệ An sẽ luôn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND, UBND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nêu cao trách nhiệm trong giải quyết công việc. Tổ chức thu và kiểm soát chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nguồn vốn ngân sách đến được đúng đối tượng thụ hưởng.

Ngoài ra, để hướng tới Kho bạc số vào năm 2030, KBNN Nghệ An cũng đưa ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và hoạt động quản trị nội bộ./.

Thư Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động