Kho bạc Nhà nước: Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP

Bộ Tài chính đã giao Kho bạc Nhà nước dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP với nhiều điểm mới.
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quản lý ngân quỹ nhà nước
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quản lý ngân quỹ nhà nước

Kho bạc Nhà nước đã đóng góp gần 19.078,6 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước

Theo báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, Nghị định số 24/2016/NĐ-CP (NĐ 24) đã tạo cơ sở pháp lý để quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN) tập trung. KBNN đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống tài khoản thanh toán tập trung để đưa toàn bộ số dư NQNN từ các địa phương về trung ương và gửi toàn bộ tại Ngân hàng Nhà nước (không còn số dư tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (NHTM) vào cuối ngày làm việc). Hoạt động này làm cơ sở cho việc điều hành NQNN tập trung, thống nhất, nâng cao khả năng thanh khoản, đáp ứng kịp thời, đầy đủ mọi nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước (NSNN) và các đơn vị giao dịch.

Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, NQNN tạm thời nhàn rỗi đã được sử dụng hiệu quả, đúng theo các thứ tự ưu tiên: cho NSNN vay để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và tạm ứng cho NSNN khi nguồn thu chưa tập trung kịp; gửi có kỳ hạn tại các NHTM có mức độ an toàn cao, theo nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh lãi suất; mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ (TPCP). Thông qua việc quản lý NQNN hiệu quả, tính từ năm 2017 đến tháng 10/2023, KBNN đã đóng góp gần 19.078,6 tỷ đồng vào NSNN.

Đồng thời, KBNN đã gắn kết chặt chẽ giữa quản lý NQNN với quản lý nợ công. Cụ thể, trong bối cảnh tồn NQNN tại KBNN cao, Bộ Tài chính đã chủ động giảm khối lượng phát hành TPCP và sử dụng nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương (NSTW) vay. Theo đó, đã giúp NSTW giảm được chi trả lãi vay hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm…

Theo KBNN, mặc dù đạt nhiều kết quả khả quan, giúp cho nguồn NQNN được quản lý, sử dụng hiệu quả, nhất là nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi, nhưng trong thực tiễn triển khai cơ chế, chính sách quản lý NQNN còn có những hạn chế nhất định.

Đơn cử như NĐ 24 quy định nguyên tắc xác định hạn mức tạm ứng NQNN cho từng ngân sách địa phương cấp tỉnh. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã ưu tiên sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi cho NSTW khi gặp khó khăn và duy trì hạn mức tạm ứng cho 63 tỉnh, thành phố ở mức thấp. Trên thực tế, từ năm 2020 đến nay, rất ít địa phương có nhu cầu tạm ứng NQNN (năm 2020 có 3 tỉnh, năm 2021 có 1 tỉnh, năm 2022 có 1 tỉnh). Vì vậy, theo KBNN, việc phân bổ hạn mức sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi chi tiết cho 63 tỉnh, thành phố hiện không còn phù hợp.

Hay như một số quy định về sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi của NSNN tại NĐ 24 chưa phù hợp với Luật Quản lý nợ công năm 2017. Đồng thời,

NĐ 24 quy định việc sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP, tuy nhiên, chưa quy định KBNN được xử lý tài sản bảo đảm trong các giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong trường hợp nhà đầu tư vi phạm hợp đồng, không thanh toán tiền hoàn trả cho KBNN…

Đề xuất bổ sung quy định sử dụng ngân sách nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách nhà nước cho vay phù hợp

Sau khi tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai NĐ 24, Bộ Tài chính đã giao KBNN dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 24 để trình Chính phủ. Tại dự thảo, KBNN đã đề xuất bổ sung quy định sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi cho NSNN vay phù hợp với quy định tại Luật Quản lý nợ công năm 2017; đồng thời giữ quy định được sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng NSNN, phù hợp với quy định tại Luật NSNN.

KBNN cũng đề xuất bổ sung quy định về mục đích, điều kiện, thời hạn cho NSTW, ngân sách địa phương (NSĐP) cấp tỉnh được tạm ứng, vay từ NQNN; nguyên tắc gia hạn khoản vay NQNN của NSTW, NSĐP cấp tỉnh; thẩm quyền quyết định việc cho NSNN tạm ứng, vay NQNN của Bộ Tài chính.

Dự thảo bổ sung quy định cụ thể về sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để mua bán lại TPCP: Loại TPCP được sử dụng trong giao dịch mua bán lại TPCP; đối tượng giao dịch; kỳ hạn mua bán lại; thực hiện đấu thầu cạnh tranh lãi suất, đảm bảo an toàn, công khai minh bạch; KBNN thực hiện giao dịch mua bán lại TPCP. Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định việc mua ngoại tệ từ hệ thống NHTM để đáp ứng nhu cầu chi của NQNN theo quy định được thực hiện bằng ngoại tệ.

Ngoài ra, tại dự thảo nghị định, KBNN cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi. Cụ thể là bãi bỏ quy định hạn mức sử dụng NQNN cho từng NSĐP cấp tỉnh tại NĐ 24 để phù hợp với thực tiễn về nhu cầu sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi của các địa phương. Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính sẽ quyết định sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng, cho vay đối với từng địa phương; đảm bảo tổng số dư nợ tạm ứng, vay NQNN và các khoản dư nợ huy động khác của NSĐP cấp tỉnh nằm trong mức được phép huy động tối đa theo quy định tại Luật NSNN.

Đặc biệt, đề phòng ngừa rủi ro khi có chênh lệch lớn giữa số liệu dự báo và thực tế thu, chi NQNN, tại dự thảo, KBNN cũng đề xuất bổ sung quy định việc tổ chức đánh giá tình hình dự báo, điều chỉnh phương án điều hành NQNN quý, năm vào Khoản 3, Điều 9, NĐ 24…

KBNN cho biết, với định hướng sửa đổi, bổ sung này, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về quản lý NQNN tiếp tục được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật tài chính, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo đảm cơ sở pháp luật đầy đủ cho hoạt động quản lý NQNN.

Tô Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.

Tin khác

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động