Lạng Sơn: Tỷ lệ bàn giao mặt bằng sạch chỉ đạt 15% so với tổng diện tích cần thu hồi
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn tỉnh năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Theo báo cáo, thời gian qua, UBND tỉnh xác định cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là nội dung có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến nhiều chủ thể, lợi ích trực tiếp của người sử dụng đất.
Vì vậy, trong năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, sửa đổi các quy định bảo đảm đúng, phù hợp quy định của pháp luật. Đồng thời hằng tháng, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp chuyên đề để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các dự án, tăng cường đối thoại, giải quyết đơn thư của người bị thu hồi đất một cách kịp thời.
![]() |
Ảnh minh họa: TL |
Năm 2021, toàn tỉnh thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 235 dự án, trong đó, có 42 dự án chuyển tiếp từ năm 2020 và 193 dự án mới với hơn 24.790 hộ bị ảnh hưởng, diện tích đất thu hồi là 12.322,8 ha.
Kết thúc năm 2021, các huyện, thành phố đã đo đạc kiểm đếm phê duyệt hơn 8.200 trường hợp bị ảnh hưởng với diện tích 533,07 ha. UBND các huyện, thành phố đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ gần 7.100 trường hợp với tổng số tiền đã phê duyệt 704,6 tỷ đồng; đã bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư thực hiện dự án được hơn 330 ha.
Mặc dù vậy, tỷ lệ bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư thi công các dự án toàn tỉnh còn thấp, chỉ đạt 15% so với tổng diện tích cần thu hồi.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Hồ Tiến Thiệu, công tác giải phóng mặt bằng của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới, quyết liệt và có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, đó là: tiến độ giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được yêu cầu, trình tự thủ tục thu hồi chưa chặt chẽ, một số huyện còn thiếu quyết liệt trong chỉ đạo; sự phối hợp giữa chủ đầu tư, nhà đầu tư và một số địa phương chưa chặt chẽ…
Ông Thiệu yêu cầu trong thời gian tới, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh phải chủ động đối thoại với người bị thu hồi đất, công khai các dự án, quy hoạch; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền; bổ sung, kiện toàn và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó các Sở, ngành chức năng chủ động tham mưu UBND tỉnh rà soát các cơ chế, chính sách về giải phóng mặt bằng để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Các chủ thể tham gia thực hiện dự án phải chủ động bố trí quỹ đất tái định cư, đất nghĩa trang cho nhân dân; có thái độ kiên quyết đối với các trường hợp không hợp tác trong công tác thu hồi đất thực hiện dự án./.
Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Cách điều chỉnh hóa đơn đầu ra của hàng hóa bị thiếu đơn vị tính

Đấu tư dự án đầu tư mở rộng xong cho thuê có được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Tin khác

Chấm dứt hoạt động do thực hiện sáp nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm nào?

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính với chi nhánh

Thủ tục chuyển đăng ký người phụ thuộc từ người nộp thuế này sang người nộp thuế khác

Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế?

Hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn?

Quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê kho chứa hàng áp dụng thuế suất ra sao?

Hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm giá

Doanh nghiệp có các chi nhánh, quyết toán thuế có phải khai riêng từng chi nhánh không?
