Năm 2024, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao

Mặc dù kinh tế - tài chính Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do cả yếu tố bên trong và bên ngoài, song các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng phục hồi trong trung hạn trong đó IMF dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong năm 2024.

Kinh tế toàn cầu còn khó khăn, diễn biến phức tạp

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phối hợp với Ban Quản lý Dự án vừa tổ chức Hội thảo quốc tế “Thị trường tài chính Việt Nam: Cơ hội và thách thức”. Hội thảo có sự tham dự của các học giả, chuyên gia nước ngoài và tổ chức quốc tế (Cơ quan Giám sát tài chính Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới), đại biểu đến từ nhiều cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, một số ngân hàng thương mại, cơ sở đào tạo và cơ quan báo chí, truyền thông.

Hội thảo gồm 2 phần chính: Thị trường tài chính Việt Nam - nhận diện rủi ro và các khuyến nghị và Cảnh báo sớm rủi ro thị trường tài chính.

Ngoài ra, hội thảo còn có các tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu đến từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Học viện Ngân hàng… về các vấn đề liên quan như: Lành mạnh hóa thị trường tài chính, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia: thách thức và giải pháp cho Việt Nam; các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam; đo lường chu kỳ tài chính: Ứng dụng phương pháp phân tích quang phổ; các yếu tố tác động đến cầu tiền ở Việt Nam.

Thị trường tài chính Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Ông Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TK

Dự án “Nâng cao năng lực cảnh báo sớm và quản lý rủi ro cho khu vực tài chính Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ cho Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia và một số cơ quan liên quan của Việt Nam thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) được triển khai trong 5 năm 2021 - 2025.

Ông Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, mặc dù tình hình thế giới có một số tín hiệu tích cực hơn so với các dự báo ban đầu của các tổ chức thế giới, nhưng về tổng thể kinh tế toàn cầu chưa ra khỏi giai đoạn khó khăn, diễn biến phức tạp với nhiều yếu tố mới, bất ngờ, xuất hiện các rủi ro trong cả ngắn hạn và dài hạn; thị trường tài chính - tiền tệ thế giới vẫn tiếp tục gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng từ các rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro địa chính trị và các vấn đề về môi trường.

Mục tiêu của dự án là xây dựng các công cụ cảnh báo sớm khu vực tài chính, bao gồm bộ chỉ tiêu giám sát, mô hình cảnh báo sớm, mô hình thử sức căng, góp phần đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính, qua đó hỗ trợ mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Nhữ Thăng cho rằng, kinh tế - tài chính thế giới năm 2023, đã trải qua nhiều thách thức lớn. Việc sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng quy mô lớn trong giai đoạn 2020 - 2021 cùng với tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến lạm phát lan rộng trên quy mô toàn cầu kể từ cuối năm 2022 và giữ ở mức cao.

Để đối phó với tình trạng trên, hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất chính sách liên tục; đồng thời nhiều nước cũng đã giảm bớt, dừng thực hiện các gói hỗ trợ tài khoá do thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao.

Kinh tế có dấu hiệu cải thiện, song còn khó khăn

Ông Vũ Nhữ Thăng thông tin thêm, kinh tế - tài chính Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Cụ thể, về yếu tố bên ngoài, kinh tế thế giới được dự báo hồi phục chậm, các tổ chức quốc tế liên tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023 - 2024; điển hình là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu; lạm phát tiếp tục xu hướng giảm nhưng tốc độ chậm và vẫn ở mức cao; nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thị trường tài chính Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế “Thị trường tài chính Việt Nam: Cơ hội và thách thức”. Ảnh: TK

Thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, chủ yếu do nhập khẩu tại các nước phát triển và xuất khẩu tại các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển sụt giảm mạnh; rủi ro về chính trị nhất là khi xung đột Nga - Ukraine và mới đây là Israel - Hamas chưa có dấu hiệu kết thúc, biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường…

Ông Vũ Nhữ Thăng cho rằng, những vấn đề trao đổi thảo luận; những thông tin, ý kiến và bình luận của các chuyên gia tại hội thảo sẽ là những tư liệu quý, góp phần vào việc hoàn thiện các khuôn khổ quản lý, giám sát thị trường tài chính Việt Nam nói chung và giúp Ủy ban nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ tham vấn điều hành chính sách kinh tế - tài chính năm 2024 cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong thời gian tới.

Ở trong nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng phục hồi trong trung hạn trong đó IMF dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong năm 2024. Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác Toàn diện và Khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Hòa Lạc đã tạo một chuỗi sự kiện tích cực, thúc đẩy các cam kết mạnh mẽ về tiếp tục tăng cường đầu tư tại Việt Nam của nhiều doanh nghiệp FDI lớn.

Mặc dù kinh tế trong nước 11 tháng đầu năm 2023, có dấu hiệu cải thiện nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khu vực doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, tăng trưởng xuất nhập khẩu nhìn chung vẫn giảm, thu ngân sách nhà nước giảm; giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tăng cả về tổng giá trị và tỷ lệ giải ngân nhưng vẫn chậm so với yêu cầu.

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng nhưng hệ thống ngân hàng cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu; rủi ro của hệ thống ngân hàng ngày càng gắn kết chặt chẽ với rủi ro của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, thị trường chứng khoán và bất động sản; trong khi đó thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Như vậy, bối cảnh thế giới và trong nước cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa cũng như quản lý giám sát thị trường tài chính tại Việt Nam./.

T. Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

5 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt gần 60% dự toán

5 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt gần 60% dự toán

Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2025 ước đạt 1.139,6 nghìn tỷ đồng, bằng 57,9% dự toán, tăng 24,5% so cùng kỳ năm 2024.
Tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Ngày 01/6/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 80/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh triển khai phương án xử lý tài sản sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp. Trên tinh thần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 7627/BTC-QLCS hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo việc xử lý tài sản công minh bạch, tiết kiệm, bền vững, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ phát triển đất phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp

Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ phát triển đất phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp

Nghị định số 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP quy định về Quỹ phát triển đất đang được đề xuất sửa đổi để đồng bộ với mô hình chính quyền 2 cấp và bộ máy nhà nước sau khi sắp xếp. Theo đó, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 2 Nghị định này.
Kiểm toán Nhà nước: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 275.000 tỷ đồng

Kiểm toán Nhà nước: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 275.000 tỷ đồng

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ vừa cho biết, tổng hợp kết quả kiểm toán giai đoạn 2020-2025, kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 275.460 tỷ đồng.
Bộ Tài chính: Chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng nghỉ chế độ

Bộ Tài chính: Chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng nghỉ chế độ

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng nghỉ chế độ, không để chậm trễ.

Tin khác

Tạm dừng kiểm kê đất đai, đề xuất giao quyền cấp sổ đỏ về xã

Tạm dừng kiểm kê đất đai, đề xuất giao quyền cấp sổ đỏ về xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện kiểm kê đất đai năm 2024, trong đó đè nghị các địa phương tạm dừng kiểm kê đất đai đến khi hoàn thành sắp xếp theo địa giới đơn vị hành chính mới.
Sẽ phân cấp mạnh thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công

Sẽ phân cấp mạnh thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công

Với mục đích tăng cường trách nhiệm và tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề khó khăn trong quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của chính phủ quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Xem thêm
Phiên bản di động