Ngăn chặn kịp thời các sai sót trong quản lý, sử dụng tài sản công

Để ngăn chặn các sai sót trong quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện toàn diện các giải pháp về quản lý, sử dụng tài sản công.

Thể chế, chính sách chưa đồng bộ, phân tán

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính cho biết, trên thực tế nhận thức về tầm quan trọng của tài sản công (TSC) và công tác quản lý đã được nâng lên một bước. Theo đó, hệ thống tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý TSC ngày càng được kiện toàn ở tất cả các cấp. Tuy vậy, công tác này cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định, đó là: TSC có phạm vi rộng (do nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng); công tác xây dựng cơ chế, vận hành do nhiều cơ quan thực hiện. Đặc biệt, thể chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, sử dụng TSC chưa đồng bộ giữa các luật như: Luật Đất đai, Luật Đấu giá, Luật Đấu thầu…

Thực hiện toàn diện các giải pháp quản lý, sử dụng tài sản công
Lãng phí từ những khu chợ tiền tỷ bị bỏ hoang.

Đồng thời hiện nay, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSC phụ thuộc nhiều vào quy định và công tác tổ chức thực hiện của nhiều pháp luật có liên quan: pháp luật về định giá đất (do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì), pháp luật về đấu giá tài sản (do Bộ Tư pháp chủ trì), pháp luật về đấu thầu (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)… Một số người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức tới công tác quản lý, sử dụng TSC được giao. Chế tài chưa đủ mạnh để xử lý một cách triệt để đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Nguồn nhân lực để quản lý TSC còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác này…

Thời gian qua, tại một số địa phương đã xảy ra các sai phạm trong quản lý, sử dụng TSC. Các lỗi vi phạm tập trung ở lĩnh vực đấu thầu mua sắm tài sản; mang tài sản nhà nước đi thế chấp ngân hàng để vay vốn… Do đó, đã có nhiều kiến nghị cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện công tác đấu thầu mua sắm tài sản công cũng như có những xử lý nghiêm với những sai phạm trong quản lý, sử dụng TSC, không để xảy ra tình trạng lợi ích nhóm, tham ô tham nhũng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, quyền lợi của người dân.

Chấn chỉnh để quản lý tài sản công đi vào nề nếp

Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, hiện TSC được điều chỉnh bởi nhiều pháp luật có liên quan. Đơn cử như việc quản lý, sử dụng tài sản tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về dân sự...; hay việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Do đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Quản lý, sử dụng TSC đã quy định cụ thể việc mua sắm TSC phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các bộ, ngành, địa phương có thẩm quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với TSC thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Để việc quản lý tài sản công đi vào nề nếp, cuối năm 2021, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý TSC. Tại công văn, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý TSC theo quy định của pháp luật để bảo đảm việc quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí TSC.

Đối với việc mua sắm tập trung, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương yêu cầu đơn vị mua sắm tập trung thực hiện nghiêm việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ và giá mua tối ưu; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc mua sắm tập trung...

Ngày 21/3 vừa qua, Bộ Tài chính tiếp tục có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc phổ biến, tuyên truyền quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSC và pháp luật về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương đôn đốc, chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý tăng cường việc thực hiện Nghị định số 63/2019/NĐ-CP và Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và trách nhiệm tổ chức thi hành đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSC, bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh.

Với các giải pháp đã và đang thực hiện, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) hy vọng các sai phạm trong quản lý, sử dụng TSC sẽ dần được loại bỏ. Việc quản lý, sử dụng TSC được nghiêm minh, đúng pháp luật để TSC phát huy nội lực, giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước./.

Vân Hà

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Tại Nghị quyết, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 (còn 8%).
Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng phái đoàn Việt Nam làm việc tại Mỹ, ký loạt thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản, mở rộng hợp tác nông nghiệp song phương.
5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%, nhập khẩu tăng 17,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,67 tỷ USD.
Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Tin khác

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị để giải phóng mặt bằng, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025, để thúc đẩy tăng trưởng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động