Ngành Thuế chú trọng chống thất thu, thu hồi nợ thuế bù đắp nguồn thu sụt giảm

7 tháng đầu năm 2023, ngành Thuế thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, 6/20 khoản thu, sắc thuế đạt dưới 60% so với dự toán; 7/20 khoản thu, sắc thuế đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Để bù đắp các khoản thu, sắc thuế có tiến độ thu sụt giảm, ngành Thuế sẽ chú trọng vào công tác thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế; triển khai có hiệu quả các đề án chống thất thu thuế.
Bù đắp hụt thu qua thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế

36 địa phương có số thu đạt dưới 60%

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đánh giá, 7 tháng năm 2023, ngành Thuế thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thuế, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) có nhiều dấu hiệu tích cực.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho rằng, số thu nộp NSNN có dấu hiệu cải thiện. Điều này cho thấy hiệu quả của các chính sách miễn, giảm, gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất của Quốc hội, Chính phủ phát huy tác dụng, đi vào cuộc sống, đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Đồng thời, đây cũng là kết quả của việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp của cơ quan thuế nhằm hỗ trợ các DN phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh như: kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ DN thực hiện khai, nộp thuế theo các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế và tiền thuê đất; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số để hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh cho DN.

Bù đắp hụt thu qua thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế

Toàn ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu giải pháp áp dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn, kiểm soát rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử, gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng...

Ông Mai Xuân Thành - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Báo cáo tiến độ thu ngân sách của Tổng cục Thuế cho thấy, lũy kế 7 tháng năm 2023, toàn ngành quản lý ước đạt 868.624 tỷ đồng, bằng 63,3% dự toán pháp lệnh, bằng 94,5% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, thu từ dầu thô ước đạt 35.977 tỷ đồng, bằng 85,7% dự toán, bằng 80,2% so với cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 832.647 tỷ đồng, bằng 62,5% dự toán pháp lệnh, bằng 95,2% so với cùng kỳ. Trong đó, thu thuế, phí nội địa ước đạt 668.265 tỷ đồng, bằng 62,5% dự toán pháp lệnh, bằng 98,7% so với cùng kỳ.

Tổng cục Thuế đánh giá, so với dự toán có 14/20 khoản thu, sắc thuế đạt khá (đạt trên 60%); có 6/20 khoản thu dưới mức 60%. Còn so với cùng kỳ, có 13/20 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng; có 7/20 khoản thu, sắc thuế có mức thu thấp hơn cùng kỳ như: thuế bảo vệ môi trường ước bằng 61,7%; thu lệ phí trước bạ ước bằng 72,7%; thu tiền sử dụng đất ước bằng 42,2%; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước ước bằng 66,7%...

Thông tin về tiến độ thực hiện dự toán thu của 63 cục thuế địa phương, Tổng cục Thuế cho biết, có 27 cục thuế có tiến độ thực hiện dự toán đạt cao hơn 60%; có 36 cục thuế tiến độ thu dưới 60%.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết thêm, cùng với việc thu kịp thời các nguồn thuế phát sinh vào NSNN, công tác hoàn thuế tiếp tục được cơ quan thuế các cấp đẩy nhanh tiến độ, đồng thời đẩy mạnh kiểm soát công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm bảo nhiệm vụ hoàn thuế chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Nhờ được đẩy nhanh tiến độ, 7 tháng năm 2023, ngành Thuế đã ban hành 9.990 quyết định hoàn thuế, tương ứng số thuế đã hoàn là 71.825 tỷ đồng, bằng 39% so với kinh phí hoàn thuế GTGT năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt, bằng 85% so với cùng kỳ năm trước.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tạo nguồn thu

Triển khai nhiệm vụ và chương trình công tác thuế tháng 8/2023 và những tháng tiếp theo, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho rằng, nhiệm vụ thu ngân sách những tháng tới còn hết sức nặng nề. Theo đó, toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt các gói hỗ trợ cho DN, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo đà cho DN và người dân nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Đối với nhiệm vụ thu ngân sách, người đứng đầu ngành Thuế cho biết, toàn ngành tiếp tục bám sát và đánh giá tình hình kinh tế trong nước, thế giới; phân tích, nhận định những tác động từ những chính sách tài khóa tiền tệ mà các nước thực hiện có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước để nhận diện đúng những rủi ro, qua đó kịp thời tham mưu Bộ Tài chính, Chính phủ có kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu NSNN.

Đồng thời, ngành Thuế đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế, tập trung kiểm tra, rà soát các tờ khai, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT; khẩn trương xây dựng và ban hành bộ tiêu chí rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế và nâng cấp ứng dụng để phân loại tự động đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước đảm bảo thời hạn triển khai; hoàn thiện ứng dụng CNTT, đảm bảo hỗ trợ tối đa công tác giải quyết hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế theo quy trình hoàn thuế mới ban hành của Tổng cục Thuế...

Kiến nghị xử lý tài chính trên 32.866 tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra

Đánh giá về kết quả thực hiện các chức năng quản lý thuế, Tổng cục Thuế cho biết, toàn ngành đã thực hiện được 32.711 cuộc thanh tra - kiểm tra, đạt 40,8% kế hoạch năm 2023, bằng 96,5% so với cùng kỳ; kiểm tra được 335.655 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 93,7% so với cùng kỳ. Qua thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế đã kiến nghị xử lý tài chính trên 32.866 tỷ đồng, bằng 151,7% so với cùng kỳ. Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế cũng đặc biệt chú trọng đến công tác thu nợ tiền thuế, theo đó tính đến cuối tháng 7/2023, toàn ngành ước thu được 25.608 tỷ đồng nợ thuế.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.

Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động