Nhắm trúng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp

Trước bối cảnh doanh nghiệp đang trong tình trạng sức chống chịu đã chạm đáy, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần được hỗ trợ bằng những biện pháp thiết thực hơn với phạm vi rộng hơn, tác động tức thì…

GS. TS Trần Thọ Đạt - Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên về dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

* PV: Sau những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp (DN), nhất là về tài chính hiện nay?

- GS. TS Trần Thọ Đạt: Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhất là trong lần thứ 4 vừa qua với diễn biến phức tạp và giãn cách xã hội kéo dài nhiều đợt, đã khiến cho nền sản xuất kinh doanh bị đinh trệ, kéo theo sức khỏe của rất nhiều DN bị bào mòn, kiệt qụê.

Nhắm trúng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp

Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp luôn có sự đồng hành hỗ trợ của các bộ, ngành chức năng.

Thực tế cho thấy, dòng tiền của các DN bị suy giảm nghiêm trọng do chi phí sản xuất, xuất khẩu gia tăng cùng với rất nhiều chi phí chống dịch phát sinh, trong khi nguồn thu thì hạn chế. Theo thống kê của nhiều cuộc điều tra, tỷ lệ các DN đang gặp phải vướng mắc, khó khăn về tài chính chiếm số lượng lớn, khiến họ khó duy trì sản xuất kinh doanh.

* PV: Thưa ông, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, với tổng số tiền của gói hỗ trợ này lên đến 21,3 nghìn tỷ đồng. Ông đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ này?

- GS. TS Trần Thọ Đạt: Trong gần hai năm qua, trước sự khó khăn của cộng đồng DN luôn có sự đồng hành hỗ trợ của các bộ, ngành chức năng; trong đó, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Bộ Tài chính. Ngay từ thời gian đầu xảy ra đại dịch, Bộ Tài chính đã theo dõi sát diễn biến thực tế trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, từ đó tập trung nghiên cứu và kịp thời trình ban hành các chính sách giảm gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng ta ghi nhận sự tham gia thực thi trực tiếp của ngành Thuế trong việc triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ như gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất… cho DN và hộ kinh doanh.

Nhắm trúng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp
GS. TS Trần Thọ Đạt.

Từ đầu năm đến nay, ngành Tài chính đã tiếp tục thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cũng như miễn, giảm các khoản thuế, phí và lệ phí với số tiền ước tính khoảng 118.000 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, khi mà phần lớn DN đang trong tình trạng sức chịu đựng, chống chọi đã chạm đáy. Hơn lúc nào hết, DN cần được hỗ trợ bằng những biện pháp thiết thực hơn với phạm vi rộng hơn, tác động tức thì hơn. Do đó, dự thảo do Bộ Tài chính xây dựng với các giải pháp về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường… thực sự vô cùng cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế, nhắm trúng và hỗ trợ đúng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp.

Liều thuốc mạnh

“Tôi cho rằng, đây là “liều thuốc mạnh” để làm cho những “tế bào” trong nền kinh tế là doanh nghiệp (DN) có cơ hội vượt qua “cửa tử”, nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh. Qua đó, chính sách này cũng thể hiện một cách sâu sắc sự đồng hành, quan tâm của Nhà nước đối với DN, người dân để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, tiếp tục hoạt động, góp phần khôi phục lại nền kinh tế, thực hiện an sinh xã hội”. - GS. TS Trần Thọ Đạt.

Với phạm vi DN được thụ hưởng mở rộng, từ những DN vẫn đang duy trì sản xuất cho đến những DN phải tạm dừng sản xuất, đóng cửa, bị âm dòng sản xuất trong thời gian vừa qua; cộng thêm sự tác dụng nhanh chóng, tức thì… tôi cho rằng, đây là “liều thuốc mạnh” để làm cho những “tế bào” trong nền kinh tế là DN có cơ hội vượt qua “cửa tử”, nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh. Qua đó, chính sách này cũng thể hiện một cách sâu sắc sự đồng hành, quan tâm của Nhà nước đối với DN, người dân để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, tiếp tục hoạt động, góp phần khôi phục lại nền kinh tế, thực hiện an sinh xã hội.

* PV: Theo ông, làm thế nào để các giải pháp này được thực thi một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhất là đối với cơ quan thực thi trực tiếp là ngành Thuế và đối tượng thụ hưởng là DN, người dân?

- GS. TS Trần Thọ Đạt: Suy cho cùng, điều quan trọng nhất hiện nay chính là sự tồn tại của DN dưới tác động nặng nề của bão dịch. Hơn thế nữa, chúng ta đều biết, trong vấn đề hỗ trợ, tính kịp thời là vô cùng quan trọng bởi trong lúc DN đang sống dở chết dở thì dòng tài chính như “chiếc phao cứu sinh” giúp DN được sống.

Vì vậy, trước hết việc ban hành các giải pháp hỗ trợ cần đảm bảo nguyên tắc đơn giản, minh bạch, tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật về thuế, dễ hiểu, tạo thuận lợi tối đa để DN, người dân dễ thực hiện.

Đặc biệt, để đạt được hiệu quả thì khi chính sách ban hành ra cần phải có phương thức để thực hiện ngay, nhất là đối với chính sách có phạm vi, độ phủ rộng như thế này.

Riêng ngành Thuế, trước hết cần phải có hướng dẫn rõ ràng, minh bạch và phổ biến một cách rộng rãi tới toàn bộ cộng đồng DN trong thời gian nhanh nhất để chính sách của chúng ta có hiệu lực nhanh chóng, tức thì.

Trên cơ sở, sự hỗ trợ của Nhà nước nói chung, ngành Thuế nói riêng, DN cần nghiên cứu kỹ chính sách cũng như các điều kiện để được thụ hưởng, qua đó chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, đáp ứng đầy đủ yêu cầu… chỉ có như vậy cơ chế hỗ trợ của Nhà nước mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Về lâu dài DN cần phải định hình, xây dựng kế hoạch phục hồi sát với chiến lược chống dịch mới linh hoạt, an toàn. DN cũng cần có những thay đổi về phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với bối cảnh và yêu cầu của nền kinh tế giai đoạn sau đại dịch. DN phải hiểu rằng, chúng ta không phải phục hồi một nền kinh tế giống y như trước đại dịch mà là một nền kinh tế mới để thay đổi cơ cấu sản xuất, tái cấu trúc, chuyển đổi số, hướng tới nền sản xuất bền vững hơn, hiện đại hơn.

* PV: Xin cảm ơn ông!

T/U

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Để hỗ trợ cung ứng nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.
Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp được nêu rõ tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó về kinh tế, bởi phát triển điện mặt trời mái nhà bên cạnh lợi ích cũng đặt ra nhiều thách thức.

Tin khác

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động