Nhận diện, ngăn chặn nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng

Tổng cục Thuế cho biết, thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có rất nhiều định hướng và ban hành nhiều quy định cùng các chính sách cụ thể để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Trong quản lý thuế, chính sách thuế đã trao cho người nộp thuế quyền thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế; quyền tự đăng ký, phát hành, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; quy định phân luồng đối với hàng hóa xuất khẩu;.... Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã thực hiện các hành vi vi phạm về hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của ngân sách nhà nước.

3 dấu hiệu vi phạm hoàn thuế giá trị gia tăng

Theo Tổng cục Thuế, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào để lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT là thủ đoạn đã được ngành Thuế nhận diện và đấu tranh quyết liệt trong thời gian vừa qua. Qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế vạch ra nhiều dấu hiệu, chiêu trò vi phạm trong hoàn thuế GTGT.

Vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng
Ngành Thuế vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng. Ảnh minh họa: Tuấn Nguyễn

Dấu hiệu thứ nhất, thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận hoàn thuế chủ yếu xảy ra tại khâu trung gian (F1, F2) mua bán hàng hóa. Các doanh nghiệp trong khâu trung gian sau khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp F1 thì tạm dừng kinh doanh hoặc bỏ trốn, việc kê khai doanh thu và thuế giữa các doanh nghiệp trung gian không khớp đúng, doanh nghiệp bán (F2) kê khai doanh thu nhỏ nhưng doanh nghiệp mua (F1) kê khai khấu trừ lớn; việc thanh toán qua ngân hàng được cục thuế xác minh thì thanh toán tiền đều được thực hiện qua ngân hàng, tuy nhiên việc thanh toán tiền hàng và rút tiền từ ngân hàng đều diễn ra trong cùng 01 ngày và cùng tên một người rút tiền.

Dấu hiệu thứ hai, doanh nghiệp hoàn thuế GTGT sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua của các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, thay đổi trạng thái hoạt động liên tục tại nhiều địa phương khác nhau để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT.

Dấu hiệu thứ ba, doanh nghiệp hoàn thuế lập chứng từ, hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không có hàng hóa mua vào, không có kho hàng bến bãi, không có phương tiện vận chuyển, mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh (từ 1/7/2022 trở về trước).

Cần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế về hoàn thuế

Ngoài các dấu hiệu chung nêu trên, đối với mỗi nhóm ngành hàng, lĩnh vực hàng xuất khẩu lại phát sinh những dấu hiệu vi phạm tinh vi hơn.

Cụ thể, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, các doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu là linh kiện điện tử nâng khống giá trị lô hàng xuất khẩu, khi nhập khẩu các doanh nghiệp nhập khẩu khai báo giá trị nhập khẩu rất thấp, nhưng khi doanh nghiệp khác xuất khẩu thì khai báo giá trị rất cao so với giá nhập khẩu và chênh lệch nhau trên 50 lần, nguồn gốc hàng hóa thì không rõ ràng...

Vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng

Gỗ chuẩn bị đưa vào băm thành dăm xuất khẩu. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản, thu mua nguyên liệu tại các cơ sở kinh doanh trong nước rồi xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc, Lào, Campuchia.... Khi cơ quan Thuế Việt Nam thực hiện xác minh hóa đơn với cơ quan thuế nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để thu thập thông tin củng cố hồ sơ hoàn thuế, thì cơ quan thuế nước ngoài trả lời không có thông tin người nộp thuế, không liên lạc được và không tìm thấy địa chỉ trụ sở của các cá nhân và doanh nghiệp mua hàng nhập khẩu cần xác minh phía bên nước ngoài...

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2021, cơ quan thuế cả nước giải quyết hoàn thuế đối với 4.462 quyết định hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủ điều kiện hoàn của kiểm tra hồ sơ là 2.507 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,5% tổng số thuế đề nghị hoàn. Trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế cả nước giải quyết hoàn thuế đối với 2.998 quyết định hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủ điều kiện hoàn của kiểm tra hồ sơ là 1.870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng số thuế đề nghị hoàn.

Cùng với đó, năm 2021, toàn ngành Thuế thực hiện được 5.240 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 811 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2022 ngành thuế đã thực hiện được 4.646 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 414,39 tỷ đồng (trong đó: số thuế truy hoàn là 321,92 tỷ đồng, phạt là 92,47 tỷ đồng).

Thông qua công tác đánh giá kịp thời các dấu hiệu vi phạm để xác định đối tượng phải thanh tra, kiểm tra xác minh của ngành Thuế bước đầu đã đem lại kết quả tích cực trong công tác quản lý hoàn thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế nói riêng trong thời gian vừa qua.

Tổng cục Thuế cho rằng, việc phát hiện, tổng hợp và đánh giá những hành vi vi phạm để đưa ra các dấu hiệu vi phạm về hoàn thuế là một bước quan trọng trong công tác quản lý hoàn thuế; nhằm tăng cường công tác quản lý chống gian lận hoàn thuế, chống thất thoát ngân sách đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thời gian tới, Tổng cục Thuế xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, chống gian lận hoàn thuế. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đề ra một số giải pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm phát hiện các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý thu hồi hoàn thuế như sau:

Xây dựng và triển khai toàn ngành áp dụng Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, lựa chọn DN có dấu hiệu rủi ro để lựa chọn, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ứng dụng hỗ trợ xác minh hóa đơn tại cơ quan thuế (cho phép cơ quan thuế thực hiện gửi và trả lời phiếu yêu cầu xác minh hóa đơn trong toàn ngành); đẩy nhanh thời gian xác minh và tập trung thông tin làm cơ sở xác minh nguồn gốc hàng hóa; hoàn thiện cơ chế chính sách về hoàn thuế;…

Đồng thời, xây dựng và triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử. Từ ngày 1/7/2022, hóa đơn điện tử đã được triển khai tới 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai, đảm bảo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, nhằm quản lý hóa đơn điện tử một cách chặt chẽ, kiểm soát thông tin về tình hình hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp, góp phần chống thất thu trong hoàn thuế GTGT.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT và giám sát chặt chẽ công tác quản lý hoàn thuế đặc biệt là đối với một số nhóm mặt hàng có rủi ro cao, qua đó thu thập thông tin và tổng hợp nắm bắt tình hình các đơn vị có dấu hiệu vi phạm về hoàn thuế GTGT để chỉ đạo toàn ngành, kịp thời chấn chỉnh trong công tác quản lý hoàn thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế các cấp với các cơ quan ban ngành trong công tác chống thất thu, gian lận về hoàn thuế GTGT.

Trọng tâm của công tác phối hợp là hướng tới sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan thuế với cơ quan ngân hàng, cơ quan hải quan, cơ quan công an, chính quyền địa phương, cơ quan thuế nước bạn..., để thực hiện các biện pháp kiểm tra xác minh các giao dịch phát sinh trên hồ sơ hoàn thuế.

Cụ thể, Tổng cục Thuế cho biết, sẽ phối hợp với cơ quan hải quan trong việc trao đổi thông tin, dữ liệu về thuế, hải quan theo quy chế phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 2413/QĐ-TCT theo hướng điện tử hóa tối đa các bước trao đổi thông tin, dữ liệu; hỗ trợ xác minh nguồn gốc hàng hóa, tờ khai nhập khẩu, các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoàn thuế và việc vận chuyển hàng hoá liên quan đến lô hàng xuất khẩu; hỗ trợ xác minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp hoàn thuế và cung cấp danh sách các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu rủi ro cao để rà soát và kiểm tra chặt chẽ trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế.

Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người nộp thuế trong việc tìm hiểu và thực thi pháp luật thuế

Phối hợp với ngành Ngân hàng để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng; phối hợp với cơ quan công an để thực hiện xác minh các giao dịch kinh tế phát sinh, phát hiện các hành vi gian lận hóa đơn, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

Đặc biệt, ngành Thuế mong muốn nhận được sự ủng hộ, phối hợp từ cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế về hoàn thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần giáo dục, nâng cao ý thức của người nộp thuế trong việc tìm hiểu và thực thi pháp luật thuế, tạo sự đồng thuận của khối đại đoàn kết trong việc đấu tranh chống hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước trong thời gian tới đây.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Kho bạc Nhà nước: Quản lý tài sản công đảm bảo hiệu quả cao nhất

Kho bạc Nhà nước: Quản lý tài sản công đảm bảo hiệu quả cao nhất

Công tác quản lý tài sản công của hệ thống Kho bạc Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được an toàn, thông suốt.
Ngành thuế thu ngân sách tăng 10,7%

Ngành thuế thu ngân sách tăng 10,7%

Theo Tổng cục Thuế , tổng thu ngân sách nhà nước 4 tháng năm 2024 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 640.298 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành Thuế nâng cấp ứng dụng eTax Mobile

Ngành Thuế nâng cấp ứng dụng eTax Mobile

Tổng cục Thuế đã nâng cấp ứng dụng eTax Mobile phiên bản 3.1.3. Theo đó, cho phép tra cứu chi tiết các nguồn thu nhập; dự kiến số thuế nộp thừa, phải nộp sau quyết toán; tra cứu người phụ thuộc.
Ngành Hải quan thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5%

Ngành Hải quan thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5%

Tháng 4/2024, công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan đạt kết quả khả quan với con số 34.992 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng 3.
Xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê tài sản công

Xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4590/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương về việc khảo sát phục vụ xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê.

Tin khác

Nhiều bộ, ngành, địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Đến thời điểm hiện tại có 21 bộ, cơ quan trung ương và 31 địa phương chưa phân bổ, hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý, có một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ vốn cho dự án sau ngày 30/12/2023, sai so với quy định.
Kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm soát xuất hóa đơn trong thực hiện các giao dịch mua, bán vàng, ngành Thuế đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền để kiểm soát các giao dịch mua, bán vàng.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Hạn chót cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 là ngày 02/5/2024. Nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày sẽ bị xử phạt từ 1-3 lần số tiền thuế trốn nộp...
Thanh Hóa: Nguồn thu từ dầu thô đạt hơn 5.200 tỷ đồng

Thanh Hóa: Nguồn thu từ dầu thô đạt hơn 5.200 tỷ đồng

Theo thông tin từ Cục Hải quan Thanh Hóa, tính đến 15/4/2024, đơn vị này đã thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 6.208 tỷ đồng, đạt 45,81% chỉ tiêu được Bộ Tài chính giao, tăng 28,01% so với 2023. Nguồn thu từ dầu thô đạt 5.231,9 tỷ đồng, chiếm 84% tổng số thu ngân sách nhà nước của đơn vị.
Thu thuế từ thương mại điện tử tăng lên mức gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2023

Thu thuế từ thương mại điện tử tăng lên mức gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2023

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm 2022 và 2023 ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử năm sau cao hơn năm trước. Theo đó, năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng với số thuế đã nộp là 83 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, doanh thu quản lý thuế là 3,5 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp là 97 nghìn tỷ đồng.
Doanh nghiệp tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu

Doanh nghiệp tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu

Từ đầu năm đến 22/3/2024, các doanh nghiệp (DN) tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu.
Nâng cấp chức năng cảnh báo để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử

Nâng cấp chức năng cảnh báo để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử trên ứng dụng Quản lý hóa đơn điện tử phiên bản 3.1.0.
94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế đến nay, đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế là trên 14,5 nghìn tỷ đồng.
Năm 2024, chính sách tài khoá sẽ tiếp tục là điểm nhấn tích cực cho nền kinh tế

Năm 2024, chính sách tài khoá sẽ tiếp tục là điểm nhấn tích cực cho nền kinh tế

Theo đánh giá, năm 2024 chính sách tài khoá sẽ tiếp tục là điểm nhấn tích cực cho nền kinh tế. Trong đó, ngoài chính sách hỗ trợ thuế, phí thì đầu tư công giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn, vừa tạo ra tiền đề cho tăng trưởng trong dài hạn tốt hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động