Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản: Mang lại nguồn lợi cho đất nước

Công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản đã hoàn thiện pháp luật về khoáng sản, tạo hành lang pháp lý để quản lý hoạt động khoáng sản theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo môi trường và an ninh, quốc phòng.
Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản: Mang lại nguồn lợi cho đất nước
Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

Có thể nói, giá trị sản lượng ngành công nghiệp khai khoáng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của đất nước. Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và hết sức quan trọng của ngành Địa chất nhằm quản lý, bảo vệ chặt chẽ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước trước mắt cũng như lâu dài.

Ngày 22/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 09/SL khẳng định “tất cả các nguồn khoáng chất ở Việt Nam đều là của Nhà nước”, và Sắc lệnh số 10/SL về “Quy định chế độ khai thác mỏ”. Đây có thể nói là những văn bản pháp luật đầu tiên về quản lý khoáng sản. Từ năm 1983, Tổng cục Địa chất (sau này là Tổng cục Mỏ và Địa chất) đã xây dựng, trình ban hành Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản (năm 1989). Đến năm 1996, lần đầu tiên, Luật Khoáng sản được ban hành và sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2005. Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 1996, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Khoáng sản năm 2010 để thay thế Luật Khoáng sản năm 1996.

Đến nay, sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã chủ trì xây dựng trình Bộ TN&MT ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Nghị định, 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và gần 50 Thông tư, Thông tư liên tịch để hướng dẫn thực hiện. Trải qua gần 76 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản của ngành Địa chất Việt Nam cơ bản đã hoàn thiện, tạo nên hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ an ninh quốc phòng.

Theo ông Trần Phương - Chánh Văn phòng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, trong quản lý Nhà nước về khoáng sản, công tác thanh tra, kiểm tra là hoạt động có vai trò quan trọng, luôn được Bộ TN&MT quan tâm, chỉ đạo. Hàng năm, đã có hàng chục đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề, định kỳ, đột xuất được Tổng cục thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, góp phần chấn chỉnh và đưa hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đi vào nền nếp, tuân thủ pháp luật về khoáng sản, đồng thời thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện những nội dung bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật về khoáng sản phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi.

Ngành Địa chất Việt Nam cần hoàn thành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới nhằm định hướng Chiến lược khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên cơ sở đó xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược địa chất và khoáng sản đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; tổng kết 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, trong đó tập trung đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách, quy định của Luật, rà soát các vấn đề vướng mắc phát sinh trên thực tiễn để xác định các chính sách cần sửa đổi cũng như bổ sung mới.

Trên cơ sở đó, đến năm 2023 sẽ hoàn thành việc xây dựng Luật Địa chất và Tài nguyên khoáng sản để Chính phủ trình Quốc hội khóa XV ban hành thay thế Luật Khoáng sản năm 2010, trong đó nhiều nội dung chính sách quản lý về địa chất sẽ được đưa vào Luật để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về địa chất được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, đưa nguồn lực tài nguyên địa chất góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, việc xây dựng và ban hành Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ thúc đẩy công tác điều tra, đánh giá, tìm kiếm các tài nguyên về địa chất, khoáng sản, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản cho trước mắt và lâu dài…/.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Nghệ An, một số ngành, địa phương, đơn vị chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt, nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh còn thấp. Việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục triệt để… dẫn đến nguồn vốn phải kéo dài thời gian thực hiện và số vốn chưa giải ngân còn lớn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Rốt ráo, lăn xả vào cuộc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhiều địa phương đã có thêm những cách làm riêng để kịp thời gỡ vướng cho công tác giải ngân. Vì thế, tại các địa phương này, tiến độ và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự bứt phá mạnh mẽ.
Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nghị định số 129/2017/NĐ- CP của Chính phủ quy định về nội dung này đang bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giảm tiền thuê đất, giảm thuế suất giá trị gia tăng và hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã

Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã

Tại Hà Nội, phân khúc nhà giá rẻ, nhà xã hội ngày càng thiếu hụt, chỉ tiêu bình quân sàn nhà ở/người tại khu vực đô thị chưa đảm bảo mục tiêu. Vì vậy, Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã hội trong điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tới đây.

Tin khác

Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn, lưu ý tới các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế các nội dung cơ bản của Quyết định 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 về việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ này; đảm bảo việc bố trí sử dụng nhà, đất đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Giai đoạn 2016-2020, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã thu hồi đất và giải phóng mặt bằng liên quan đến 148.407 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đã thực hiện tái định cư cho 6.887 hộ, gồm 2.562 hộ tái định cư bằng đất, 1.345 hộ tự lo tái định cư bằng tiền, 2.980 hộ tái định cư bằng nhà chung cư.
TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

UBND TP. Hồ Chí Minh đã quyết định kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố gồm 10 thành viên, do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm làm Chủ tịch Hội đồng.
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 4309/QĐ-UBND đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại ô quy hoạch ký hiệu A.7/TH (thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm, quận Long Biên). Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm phù hợp với thực tế quản lý sử dụng đất, làm cơ sở pháp lý để triển khai dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học phục vụ nhu cầu học tập của khu vực phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.
Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Việc quản lý, sử dụng, xử lý trụ sở làm việc sau sáp nhập đã được tỉnh Hòa Bình hết sức quan tâm và quyết liệt thực hiện, đã thu về cho ngân sách hàng tỷ đồng.
Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông La Văn Thịnh vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, kể từ ngày 1/10/2021. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ mới, ông La Văn Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính).
Ông Nguyễn Tân Thịnh được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính

Ông Nguyễn Tân Thịnh được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính

Chiều ngày 4/10, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã trao quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính.
Nghệ An: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho gần 27 nghìn hộ gia đình, cá nhân

Nghệ An: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho gần 27 nghìn hộ gia đình, cá nhân

Từ ngày 1/1/2020 đến nay, toàn tỉnh Nghệ An cấp lần đầu được 26.959 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích 35.000 ha cho hộ gia đình, cá nhân.
Kon Tum: Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong các khu công nghiệp

Kon Tum: Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong các khu công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định số 501/QĐ-UBND thành lập Đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về lĩnh vực đất đai của các tổ chức được thuê đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Xem thêm
Phiên bản di động