Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định giúp giải quyết những vướng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định số 151/2017/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (NĐ151) và đang xin ý kiến rộng rãi lần 2 đối với dự thảo này trước khi trình Chính phủ.

Đề xuất 2 phương án về xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá trụ sở làm việc

Bộ Tài chính cho biết, với việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý về lĩnh vực này, giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc quản lý và sử dụng TSC được giao ngày càng hiệu quả hơn.

Tại dự thảo, Bộ Tài chính đã trình sửa đổi, bổ sung quy định về mua sắm quản lý, sử dụng vật tiêu hao; giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước; xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng TSC; khai thác TSC tại cơ quan nhà nước và TSC có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền…

Tiếp tục gỡ “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công
Tiếp tục gỡ những “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công. Ảnh minh họa

Đặc biệt, tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung quy định về xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá trụ sở làm việc.

Theo Bộ Tài chính, NĐ151 quy định giá khởi điểm của tài sản trên đất phải bảo đảm phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại. Giá khởi điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định phù hợp với giá chuyển nhượng phổ biến trên thị trường theo mục đích sử dụng mới của khu đất theo quy định của pháp luật về xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, không thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tương ứng với mục đích sử dụng mới nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.

Tại Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giao Chính phủ nghiên cứu thu hẹp các trường hợp cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, chuyển sang hình thức cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, bảo đảm nguồn thu ổn định từ đất đai. Tuy nhiên, việc bán trụ sở làm việc dôi dư nhằm huy động nguồn lực tài chính từ TSC để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các trụ sở làm việc mới. Vì vậy, Bộ Tài chính đã dự thảo 2 phương án để gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương.

Cụ thể, phương án 1, giữ như quy định hiện hành (chỉ thực hiện giao đất, hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần khi bán trụ sở làm việc).

Ưu điểm của phương án này là huy động được ngay nguồn lực tài chính từ TSC để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các trụ sở làm việc mới. Nhược điểm là chưa bảo đảm nguồn thu ổn định từ đất đai theo chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 82/2019/QH14.

Phương án 2, sửa đổi, bổ sung việc xác định giá khởi điểm cho trường hợp thực hiện cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sau khi bán trụ sở làm việc bên cạnh việc xác định theo hình thức giao đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần khi bán trụ sở làm việc như hiện hành.

Ưu điểm của phương án này là tạo cơ chế linh hoạt cho cơ quan nhà nước khi thực hiện bán trụ sở làm việc. Cơ chế này vừa có thể bảo đảm nguồn thu ổn định từ đất đai theo chỉ đạo của Quốc hội (nếu lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất hàng năm), đồng thời, khi cần thiết cũng có thể huy động được ngay nguồn lực tài chính từ TSC để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các trụ sở làm việc mới (nếu lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê). Nhược điểm là khó khăn trong việc thu tiền thuê đất hàng năm để nộp ngân sách trung ương khi bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý.

Bộ Tài chính cho biết, qua tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, có 4 địa phương chọn phương án 1; 55 bộ, ngành, địa phương chọn phương án 2; 42 bộ, ngành, địa phương không có ý kiến lựa chọn phương án. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định tại dự thảo Nghị định theo phương án 2.

Sửa đổi quy định về mua sắm tập trung

Theo quy định hiện hành, Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung (bao gồm cấp quốc gia và cấp địa phương), Bộ Tài chính ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc), bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Tiếp tục gỡ “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công
Quy định về mua sắm tập trung sẽ được sửa đổi trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thực tế trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh Covid-19, để đáp ứng nhu cầu về hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch, Chính phủ đã giao Bộ Y tế thực hiện mua sắm tập trung một số loại hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế (Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 của Chính phủ).

Đồng thời, Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước, có chuyên môn về lĩnh vực y tế, theo đó, việc giao Bộ Y tế ban hành và thực hiện mua sắm tập trung quốc gia đối với các loại hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế là phù hợp.

Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho sửa đổi quy định về thẩm quyền ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung (Điều 67) và đơn vị mua sắm tập trung (Điều 68) theo hướng: Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung (bao gồm danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục mua sắm tập trung cấp địa phương); danh mục hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế mua sắm tập trung theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Đơn vị mua sắm tập trung thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế quốc gia là đơn vị thuộc Bộ Y tế, hoặc đơn vị khác được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung các mặt hàng này thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia.

Về quy trình mua sắm tập trung, Bộ Tài chính cho biết, theo quy trình mua sắm tập trung tổng quát quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đấu thầu, không có bước lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung.

Đồng thời, theo quy trình quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, có bổ sung quy định về bước lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm; trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, dự toán kinh phí mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, khi cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước sẽ không tách chi tiết nội dung mua sắm tài sản trong tổng dự toán chi của bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ bỏ quy định về bước lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung trong quy trình tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP để phù hợp với thực tiễn và quy trình tổng quát quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Đấu thầu, một trong các căn cứ để lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu là Quyết định mua sắm tài sản. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho bổ sung quy định về quyết định mua sắm tài sản trong quy trình mua sắm tập trung (thay thế cho bước lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản).

Đồng thời, dự thảo Nghị định bổ sung quy định về trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính không áp dụng cho hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ chỉ quy định trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi thực hiện các dự án; vì vậy, chưa có quy định cụ thể để áp dụng khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp mua sắm tập trung (sửa đổi khoản 1 Điều 75)./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Ban điều hành dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vừa có thông báo, đến 17g ngày 24/5/2023, các địa phương đã chi trả được 2.594 tỷ đồng cho 612 trường hợp, với diện tích khoảng 263 ha, đạt khoảng 63% mặt bằng.
Ninh Bình: Khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Ninh Bình: Khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Ninh Bình đang khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo công khai quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công năm 2022. Theo thông báo, hiện trên địa bàn còn nhiều dự án đã hoàn thành, nhưng chưa được phê duyệt quyết toán.
Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công

Trước thực trạng nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán làm giảm hiệu quả của đầu tư công, các địa phương đang được đẩy mạnh công tác này để giúp nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công và giúp đẩy mạnh tiến độ giải ngân.
Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Với tỷ lệ giải ngân đạt lần lượt là 38% kế hoạch vốn được giao và đạt trên 40% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao trong 4 tháng đầu năm, tỉnh Đồng Tháp đã vươn lên dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân cao.

Tin khác

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

Nhờ phân cấp mạnh trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nên tỷ lệ giải ngân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt cao trong các bộ, ngành trong 4 tháng đầu năm 2023.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, công tác đền bù dự án vành đai 3 tăng mạnh trong vài tuần qua đã làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của toàn thành phố. Tính đến hết ngày 12/5, giải ngân đầu tư công thành phố đạt 8.236 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng trước, đạt 20% tổng số vốn của TP. Hồ Chí Minh được giao đợt 1.
Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2023, trong đó có báo cáo về tiến độ giải ngân của các dự án trọng điểm quốc gia.
Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Có thể thấy, với sự đốc thúc của 5 Tổ công tác của Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 4 vừa qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có tỷ lệ giải ngân tăng so với đầu năm.
Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ có sự bứt phá trong quý II và quý III khi các tồn tại, vướng mắc dần được tháo gỡ. Cũng theo ông Đức, việc nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công sẽ tiếp tục được thực hiện nghiêm túc và là tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng cho các cấp, các ngành.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 4 tháng kế hoạch năm 2023 ước đạt hơn 110.633 tỷ đồng, bằng 14,66% kế hoạch và đạt 15,65% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%). Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp trọng tâm để đẩy nhanh tiến độ.
Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 100% khi hết năm ngân sách, tỉnh Thái Nguyên đang đưa ra các giải pháp cho các tháng tiếp theo.
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công

Theo phản ánh từ nhiều bộ, ngành, địa phương, những quy định của pháp luật hiện nay về đầu tư công đang dẫn đến khó khăn, vướng mắc gây chậm trễ trong triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Giải quyết dứt điểm tình trạng này đang là vấn đề đặt ra hiện nay.
Giải ngân vốn đầu tư công: Kho bạc giải quyết nhanh gọn các thủ tục thanh toán vốn

Giải ngân vốn đầu tư công: Kho bạc giải quyết nhanh gọn các thủ tục thanh toán vốn

Từ nhiều năm nay, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện rất nhiều cải cách thủ tục hành chính để mang đến thuận lợi cho khách hàng. Với vai trò là cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn, để đưa nhanh dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế, Kho bạc Nhà nước đã tiếp tục thực hiện các cải cách trong khâu kiểm soát giúp chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiếp cận nhanh với nguồn vốn.
Yên Bái thành lập Tổ công tác đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Yên Bái thành lập Tổ công tác đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất khi hết năm ngân sách, UBND tỉnh Yên Bái vừa có quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước và các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động