Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài sản công, Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật.

Phân cấp mạnh việc quản lý tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, năm 2022, Bộ thực hiện rà soát các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện bảo đảm đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp tục siết chặt công tác quản lý, sử dụng tài sản công
Tiếp tục siết chặt công tác quản lý, sử dụng tài sản công. Ảnh minh họa.

Do đó, ngoài việc đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá việc thực hiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, cũng như đóng góp ý kiến đối với các dự thảo để giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh trong thực tiễn, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo rà soát, hoàn thiện quy định về phân cấp quản lý tài sản công. Phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng (diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô chuyên dùng, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý). Phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản và phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; phân cấp mạnh cho địa phương, cơ sở gắn với việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện.

Tại văn bản này, Bộ Tài chính cũng đề nghị tạm thời chưa thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia theo đúng Chỉ thị số 32/CT- TTg ngày 10/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ thuốc; sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế… phục vụ phòng, chống dịch Covid-19). Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát danh mục mua sắm tập trung thuộc thẩm quyền ban hành của mình để ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm căn cứ pháp lý theo quy định của Luật Đấu thầu, các nghị định của Chính phủ, tránh việc ban hành danh mục mua sắm tập trung nhưng không thực hiện làm ảnh hưởng đến tới việc trang bị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và vi phạm quy định về mua sắm tài sản công… Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý các đơn vị mua sắm tập trung thực hiện nghiêm việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ và giá mua tối ưu.

Tránh tình trạng thông đồng, dìm giá trong đấu giá, đầu thầu tài sản công

Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý khẩn trương xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị (lưu ý rà soát các trường hợp năm 2020 phải điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện).

Đồng thời, tổ chức quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được giao đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch. Thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin đấu thầu, đấu giá, niêm yết giá khi thực hiện mua sắm, thuê tài sản, sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết, bán, chuyển nhượng tài sản công, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng… theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án được giao xử lý tài sản công chấp hành nghiêm quy định về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, đặc biệt là giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá để khắc phục tình trạng thông đồng, dìm giá và các hành vi vi phạm khác trong đấu giá tài sản. Thực hiện thu, nộp tiền bán, chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê tài sản đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật.

Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý chú trọng thực hiện nghiêm quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; xác định giá trị tài sản để đưa vào liên doanh, liên kết; xác định giá cho thuê tài sản công. Cùng với đó, kiểm soát chặt chẽ việc xác định giá trị tài sản, vốn góp của đối tác tham gia liên doanh, liên kết, tránh tình trạng “thổi giá” làm ảnh hưởng tới quyền lợi của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và người sử dụng dịch vụ có được từ hoạt động liên doanh, liên kết; thực hiện nghiêm quy định về lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết, quy định về tổ chức đấu giá khi cho thuê tài sản công, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật.

Đối với việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, xe ô tô, máy móc, thiết bị để bố trí sử dụng, xử lý tài sản dôi dư theo đúng tiêu chuẩn, định mức và quy định của pháp luật; đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án xử lý đối với nhà, đất phải sắp xếp lại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh mục cổ phần hóa) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Tổ chức thực hiện xử lý theo đúng phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật, trong đó lưu ý một số nội dung: Xử lý dứt diểm trình trạng sử dụng chưa đúng quy định (cho thuê, cho mượn, bố trí nhà ở, đất ở, sử dụng sai mục đích…); thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thẩm định giá và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công khi xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, xác giá bán khi thực hiện phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất…

Bộ Tài chính đặc biệt lưu ý đến việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Từ đó, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Vân Hà

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.
Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tin khác

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Ngày 30/9, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động