Thị trường mua bán – sáp nhập doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong năm 2021
Ngày 9/12, Diễn đàn mua bán - sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 13 - năm 2021 do Báo Đầu tư tổ chức đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện đồng thời được trực tuyến trên Zoom với sự tham gia của 10 diễn giả và các lãnh đạo cao cấp đến từ các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế.
Xu hướng tăng trưởng mạnh của thị trường M&A
Diễn đàn có chủ đề “Cơ hội trong thị trường bùng nổ” được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường, với sự xuất hiện của biến chủng mới và cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới. Là một phần trong bức tranh của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng như các nền kinh tế khác chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch và khuynh hướng đầu tư mới của khu vực.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại diễn đàn. Ảnh Lê Toàn |
Mặc dù vậy, nền kinh tế của Việt Nam vẫn ổn định nhờ phần lớn vào các biện pháp hữu hiệu từ Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, cũng như những nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và sức tiêu thụ từ nhu cầu trong nước.
Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường M&A tại Việt Nam thể hiện sự ổn định cao, thậm chí tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Theo số liệu của KPMG Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, thị trường M&A đã thu hút 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm trước dịch, năm 2019.
Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhờ các quy định và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bước sang năm 2022, mặc dù vẫn có những rủi ro nhất định trong bối cảnh Covid-19 và tác động của nó đến kinh tế vĩ mô, thị trường M&A Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt với nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư (NĐT) trong nước.
Trong tương lai, hoạt động M&A sẽ tạo ra nhiều tập đoàn của Việt Nam với quy mô có thể sánh ngang với các tập đoàn lớn trong khu vực, bởi trong thời kỳ Covid-19, người mua trong nước có những lợi thế nhất định khi thực hiện các thương vụ M&A.
![]() |
Các diễn giả chia sẻ thông tin về xu hướng thị trường M&A Việt Nam. Ảnh Đỗ Doãn |
'Sau hai năm đối mặt không ít khó khăn do tác động của dịch bệnh, cộng đồng kinh doanh đã rất nỗ lực tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới hoặc cơ cấu lại để thích nghi với bối cảnh biến động nhanh từ các nguồn vốn rẻ, chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế mà Chính phủ ban hành. Nhiều doanh nghiệp đang sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới, kéo theo nhu cầu M&A dự kiến sẽ bật tăng mạnh trong thời gian tới'' - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Cơ hội cho dòng vốn đón đầu
Với chủ đề “Cơ hội trong thị trường bùng nổ”, Diễn đàn M&A 2021 cung cấp góc nhìn tổng thể và sâu sắc về thị trường M&A Việt Nam. Xuyên suốt chương trình diễn đàn chính là các phần trình bày từ các diễn giả và hai phiên thảo luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề nóng: M&A - Cơ hội bùng nổ trở lại và Hiện thực hoá cơ hội nhìn từ các thương vụ điển hình.
Tại hai phiên thảo luận này, các diễn giả đã chia sẻ góc nhìn tổng quan thị trường M&A Việt Nam, những yếu tố sẽ hỗ trợ cho hoạt động M&A sắp tới, xu hướng tăng trưởng của thị trường M&A và cơ hội M&A của những tập đoàn lớn trong nước cũng như các NĐT đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…; đồng thời dự báo ngành, lĩnh vực tiềm năng cho hoạt động M&A trong giai đoạn tới gồm: Bán lẻ, bất động sản, tài chính - ngân hàng, năng lượng, y tế, giáo dục…
Các diễn giả cũng thảo luận và chia sẻ thông tin liên quan đến cách thức thực hiện các thương vụ M&A trong giai đoạn giãn cách; khẩu vị và kinh nghiệm chọn hàng của bên mua, các cơ hội cụ thể trong từng ngành, lĩnh vực; đặc biệt kinh nghiệm quản trị hậu M&A…
![]() |
Toàn cảnh Diễn đàn M&A doanh nghiệp 2021. Ảnh Đỗ Doãn |
Có thể nói, Diễn đàn M&A lần thứ 13 diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực vừa khống chế dịch, vừa phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tuy cho đến thời điểm hiện tại, thị trường còn khá cẩn trọng, nhưng các hoạt động M&A tại Việt Nam đang có vị thế tốt để phục hồi.
Điều này trên thực tế cũng đã được Diễn đàn M&A Việt Nam dự báo từ cuối năm 2020. Sức cầu bị dồn nén có khả năng sẽ đưa thị trường M&A bật trở lại khi niềm tin tiêu dùng và niềm tin của các NĐT được cải thiện với các thông tin mới về việc phát triển vắc-xin ngừa và thuốc điều trị Covid-19.
''Đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều thách thức và cũng tạo không ít cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy hoạt động M&A ở Việt Nam không còn sôi động như những năm trước đây, nhưng với những thay đổi về chính sách đầu tư, tư tưởng mở rộng trong hội nhập quốc tế cùng với uy tín hiện có, thị trường M&A doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo sẽ chứng kiến những thương vụ quy mô lớn'' - ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức diễn đàn M&A nhận định./.
Tin cùng chuyên mục

Doanh thu bán vé máy bay quốc tế có hành trình bay nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam có phải kê khai thuế?

Mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?

Tiền lương làm thêm ngày nghỉ lễ có được miễn trừ tính thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế nơi cư trú

Nộp hồ sơ quyết toán thuế ở cơ quan nào khi đã nghỉ việc để được hoàn thuế?
Tin khác

Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?
