Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 1.146.828 tỷ đồng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 8 tháng đầu năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.146.828 tỷ đồng, bằng 77,2% dự toán pháp lệnh, bằng 117,9% so với cùng kỳ 2023.
Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 1.146.828 tỷ đồng (Xb 16/9)
Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 1.146.828 tỷ đồng. Ảnh: TL

Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 39.364 tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán, bằng 97,4% so với cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 1.107.464 tỷ đồng, bằng 76,9% dự toán, bằng 118,8% so với cùng kỳ.

Theo Tổng cục Thuế, có 17/20 khoản thu, sắc thuế có tỷ lệ thực hiện dự toán ước đạt trên 70%, trong đó một số khoản lớn như: thu từ khu vực DN nhà nước (72,6%); thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (73,4%); thu từ khu vực ngoài quốc doanh (81,4%); thuế thu nhập cá nhân (81,3%); phí - lệ phí (80,7%); thu từ hoạt động xổ số (82,1%).

Đáng chú ý, trong danh sách các khoản thu đạt trên 70% dự toán có một số khoản thu đã vượt dự toán năm 2024. Cụ thể, thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đạt 108,9%; thu chênh lệch thu chi NHNN đạt 229%; thu từ nhà cung cấp nước ngoài đạt 112,2%...

Liên quan đến thu ngân sách do ngành Thuế quản lý, tại buổi giao ban công tác tài chính ngân sách tháng 8, triển khai nhiệm vụ công tác tháng 9 do Bộ Tài chính tổ chức, ông Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, để hoàn thành mục tiêu dự toán thu ngân sách năm 2024 cũng như thực hiện dự toán thu năm 2025, trong thời gian tới, ngành Thuế tiếp tục thực hiện các giải pháp để khai thác nguồn thu, nhất là nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - 2 nhóm thu đóng góp cho ngân sách nhà nước còn hạn chế.

Nguyên Phương

Tin cùng chuyên mục

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.
Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Tin khác

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên không tránh khỏi phát sinh khiếu nại, tố cáo. Để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, không để vượt cấp, Bộ Tài chính đã chú trọng công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn, thư.
Sửa đổi, bổ sung quy định phù hợp thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Sửa đổi, bổ sung quy định phù hợp thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Trong khuôn khổ Phiên họp thứ 38 vào ngày 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ Quốc gia.
Phân bổ hơn 24.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025

Phân bổ hơn 24.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn sử dụng vốn ngân sách trung ương từ dự phòng chung cho giai đoạn 2021 - 2025, cũng như kế hoạch vốn năm 2024 cho các bộ, ngành và địa phương để triển khai các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư.
Xem thêm
Phiên bản di động