Ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh

Triển khai chính sách tài khóa xanh tại Việt Nam được thông qua các chính sách thuế ưu tiên bảo vệ môi trường và ưu tiên chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh… Thời gian tới, cần hoàn thiện chính sách quản lý và ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.
Ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước về về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh
Ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước về về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh. Ảnh: Minh họa

Nhiều chính sách thu ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưởng xanh

Với các chính sách thu ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua công cụ chủ yếu là thuế đã có tác động nhất định đến thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam trên cả 3 bình diện là kinh tế, xã hội và môi trường.

Tại Việt Nam, chính sách tài chính hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xanh được triển khai từ chính sách thu NSNN thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí; chính sách chi NSNN dành cho chi sự nghiệp bảo vệ môi trường (BVMT) và các chính sách tài chính khác, như: tín dụng xanh, trái phiếu xanh, thị trường tín chỉ carbon. Chính sách thu NSNN thúc đẩy tăng trưởng xanh được thể hiện thông qua các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác. Trong đó, chính sách thuế BVMT là sắc thuế thuộc nhóm thuế gián thu đánh vào những hàng hóa mà trong quá trình sản xuất và sử dụng có hại cho môi trường. Tại Việt Nam, thuế BVMT được xây dựng dựa trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm thì phải nộp thuế. Ngoài ra, còn có chính sách thuế tài nguyên - đang là chính sách có tác động trực tiếp và lớn nhất đến hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn về trái phiếu xanh, thuế môi trường và thị trường carbon do Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tổ chức gần đây, bà Cécile Vigneau - Tham tán Công sứ, Đại sứ Quán Pháp tại Việt Nam cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra mục tiêu đạt được net zero về phát thải trong chương trình nghị sự. Theo bà, hiện nay hệ thống tài chính quốc gia Việt Nam đang hướng tới cam kết thực hiện định hướng xanh hóa chi tiêu công. "Đây là tiến trình đáng khích lệ và Pháp rất vui khi được đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình này thông qua các kinh nghiệm thực tiễn đã có để chia sẻ với Việt Nam” - bà Cécile Vigneau nói.

Theo bà Hoàng Thị Diệu Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), thời gian tới Bộ Tài chính tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế trong đó có AFD để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xây dựng chính sách tài chính xanh.

Ưu tiên chi ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưởng xanh

Đối với chính sách chi NSNN, nguồn lực từ NSNN cũng được phân bổ hướng đến các hoạt động BVMT và góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh. Chính sách chi NSNN chủ yếu tập trung vào các khoản mục: chi NSNN cho sự nghiệp môi trường; chi NSNN cho các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến BVMT. Theo đó, hàng năm, NSNN bố trí không dưới 1% tổng chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ sử dụng các nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư cho các chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực tăng trưởng xanh.

Với những nỗ lực trong chi NSNN thúc đẩy tăng trưởng xanh, về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ BVMT ở Việt Nam. Đặc biệt, chi NSNN hướng đến ưu tiên việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung; kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu, máy móc thiết bị đã qua sử dụng. Tuy nhiên, các khoản chi này nhiều năm qua còn mang tính dàn trải, cơ cấu nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, BVMT hết sức hạn hẹp, kinh phí đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải, nước thải thuộc khu vực công ích chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải. Điều này dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng.

Trong một nghiên cứu mới đây, bà Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã chỉ ra rằng, phải huy động nhiều nguồn lực cho tăng trưởng xanh bên cạnh nguồn từ NSNN, như từ khu vực tư nhân và hỗ trợ quốc tế. Đối với nguồn lực từ NSNN, tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn lực không nhỏ để đầu tư cải tiến công nghệ, thực hiện các dự án đầu tư xanh trong khi nguồn lực trong nước, đặc biệt là nguồn NSNN còn rất hạn chế và phải dành để thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng khác.

Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn hẹp, việc sử dụng kinh phí cho sự nghiệp BVMT của một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn dàn trải, chưa thật hiệu quả, một số nhiệm vụ chưa sử dụng đúng mục đích. Do đó, cần hoàn thiện chính sách quản lý và ưu tiên sử dụng nguồn lực từ NSNN cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; tạo đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đầu tư nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, chủ động huy động mọi nguồn lực hỗ trợ thực hiện tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh. Theo đó, đẩy mạnh đầu tư xanh, ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư vào dự án, giải pháp tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh…

Thư Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất quy định để quản lý chặt chẽ hơn tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

Đề xuất quy định để quản lý chặt chẽ hơn tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) hàng không.
Gia hạn, miễn, giảm thuế đối với người nộp thuế gặp thiên tai

Gia hạn, miễn, giảm thuế đối với người nộp thuế gặp thiên tai

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa gửi Thư ngỏ đến người nộp thuế phổ biến chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế đối với người nộp thuế gặp thiên tai nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn.
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa có Công điện số 03/CĐ-BTC gửi các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND các tỉnh, thành phố; thủ trưởng các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3.
Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn

Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn

Từ ngày 1/7/2022, khi áp dụng quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử được ghi nhận mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách, một số đối tượng đã thành lập doanh nghiệp để mua bán và sử dụng hóa đơn không hợp pháp, có các hành vi gian lận khi sử dụng hóa đơn, nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
7 tháng đầu năm, hơn 677.000 hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đã được giải quyết

7 tháng đầu năm, hơn 677.000 hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đã được giải quyết

Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, cơ quan thuế đã ban hành 10.494 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) với tổng số tiền thuế hoàn là 76.355 tỷ đồng. Cũng trong 7 tháng đầu năm 2024, cơ quan thuế các cấp đã giải quyết 677.148 hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân, với tổng số tiền thuế thu nhập cá nhân được hoàn là hơn 2.360 tỷ đồng.

Tin khác

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để

Tại Hội nghị lấy ý kiến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với các bộ, cơ quan trung ương được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, lần sửa luật này sẽ tập trung vào 2 nội dung cơ bản, trong đó sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện luật thời gian qua.
Xây dựng Cổng thông tin điện tử cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam

Xây dựng Cổng thông tin điện tử cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang nghiên cứu xây dựng Cổng thông tin điện tử cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế.
Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn

Với những bất cập trong quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là rất cần thiết. Từ yêu cầu cấp bách này cũng như để hoàn thành dự án một luật sửa nhiều luật thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự án thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương rà soát để quy định bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024.
Sửa các luật thuế: Các chính sách phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, nhà nước

Sửa các luật thuế: Các chính sách phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, nhà nước

Thủ tướng nhấn mạnh dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là luật tác động tới nhiều ngành hàng, doanh nghiệp, người dân.
Tăng thu trên nền tảng số

Tăng thu trên nền tảng số

Để đảm bảo thu đạt và vượt dự toán ngân sách nhà nước được giao, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan triển khai nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục “tăng thu nhờ số hóa”.
Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công: Chuyển biến từ nhận thức cho đến thực tiễn

Theo Bộ Tài chính, từ khi có hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tình trạng này đang dần được đẩy lùi và có nhiều chuyển biến tích cực.
Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Ngành Giao thông đăng ký giải ngân thêm 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến sẽ giải ngân khoảng 77.624 tỷ đồng (tăng khoảng 5.172 tỷ đồng so với báo cáo trước đó) vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm.
Đồng Nai: Thu hồi nợ thuế đến tháng 7/2024 đạt 6.012 tỷ đồng

Đồng Nai: Thu hồi nợ thuế đến tháng 7/2024 đạt 6.012 tỷ đồng

Theo thông tin từ Cục Thuế tỉnh Đồng Nai, tổng thu hồi nợ thuế của toàn đơn vị đến tháng 7/2024 được 6.012 tỷ đồng, gồm 1.030 tỷ đồng nợ cũ của năm 2023 chuyển sang và 4.981 tỷ đồng nợ mới phát sinh trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động