Ưu tiên vốn bảo trì đường bộ cho các công trình đặc biệt

Hiện tại, ngân sách trung ương dành cho công tác bảo trì các loại tài sản kết cấu hạ tầng (KCHT) đường quốc lộ mới đáp ứng 40% tổng nhu cầu cho cả hệ thống quốc lộ, cao tốc của Nhà nước và các công trình cầu, hầm, bến phà, các tài sản KCHT đường bộ khác của trung ương. Vì vậy, hiện mới chỉ ưu tiên nguồn vốn này cho bảo trì đường cao tốc, cầu lớn, cấu có kết cấu đặc biệt và hầm, các hạng mục còn lại có mức độ ưu tiên thấp hơn...

Nhu cầu vốn bảo trì đường bộ cần thiết là 25.000 tỷ đồng/năm

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), quy hoạch mạng lưới đường bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần nhu cầu vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc khoảng 2.505.000 tỷ đồng; nhu cầu đầu tư cho các tuyến quốc lộ, bao gồm nâng cấp đảm bảo nhu cầu vận tải từng tuyến, nâng cấp đạt quy mô quy hoạch, đầu tư bổ sung cho các đoạn tuyến quốc lộ kéo dài được xác định trong quy hoạch là khoảng 655.031 tỷ đồng (trong đó có khoảng 3.000 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống quản lý dịch vụ vận tải). Tổng cộng các nhu cầu vốn khoảng 3.160.031 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu cho giai đoạn từ nay đến 2030 khoảng 900.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành thì mỗi năm cũng cần một lượng vốn bảo trì đường bộ (BTĐB) rất lớn.

Trong khi đó, hiện tại ngân sách trung ương dành cho bảo trì các loại tài sản KCHT đường quốc lộ hiện nay mới đáp ứng 40% tổng nhu cầu cho cả hệ thống quốc lộ, cao tốc của Nhà nước và các công trình cầu, hầm, bến phà và các tài sản KCHT đường bộ khác của trung ương.

Ưu tiên vốn bảo trì đường bộ cho các công trình đặc biệt

Số vốn được cấp để quản lý, bảo trì quốc lộ và cao tốc hiện nay là 10.000 tỷ đồng/năm.

Cụ thể số vốn được cấp để quản lý, bảo trì quốc lộ và cao tốc hiện nay là 10.000 tỷ đồng/năm, nhu cầu cần thiết là 25.000 tỷ đồng/năm. Với số vốn trên đang thực hiện ưu tiên cho bảo trì đường cao tốc, cầu lớn, cấu có kết cấu đặc biệt và hầm, các hạng mục còn lại có mức độ ưu tiên thấp hơn. Do đó vốn duy tu bảo dưỡng hiện nay cho quốc lộ chỉ bố trí 50 triệu/km/năm so với nhu cầu bình quân các loại quốc lộ đang quản lý cần 130 triệu/km/năm (riêng cao tốc và quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh được bố trí cao hơn). Nhiều tuyến quốc lộ đến thời kỳ sửa chữa khôi phục các chỉ tiêu kỹ thuật của mặt đường nhưng chưa được thực hiện. Một số phà tại các bến đã gần hết thời hạn sử dụng mới xem xét đầu tư đóng mới thay thế và một số khó khăn khác. Nhiều cầu hẹp cần mở rộng hoặc xây dựng thêm cầu mới để chống ùn tắc giao thông nhưng cũng chưa được thực hiện, nhiều cầu hạn chế tải trọng cần thay thế chưa được thực hiện.

Các hệ thống quản lý, điều hành giao thông (ITS) cần thiết xây dựng nhưng chưa thực hiện được. Một số công tác quản lý, bảo trì khác cần thực hiện nhưng mới thực hiện được. Một phần công việc. Còn các công việc, nhiệm vụ khác cần có vốn để triển khai thực hiện.

Sử dụng nguồn lực địa phương để cải tạo điểm đen tai nạn giao thông

Cũng theo Bộ GTVT, do nhu cầu vốn quản lý, bảo trì lớn như vậy nên cần tăng thêm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dành cho bảo trì quốc lộ; điều chuyển các tuyến quốc lộ không đảm bảo (trước mắt là 653 km đã rà soát) chuyển thành đường địa phương để các tỉnh tổ chức quản lý, bảo trì; đồng thời rà soát các loại tài sản KCHT khác Bộ GTVT không cần giữ để điều chuyển cho địa phương; tiếp tục kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), vừa để giảm vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vừa giảm chi phí từ ngân sách cho công tác quản lý, bảo trì; đổi mới cơ chế chính sách pháp luật theo hướng cho phép các địa phương ngoài việc tham gia đầu tư theo quy hoạch theo định hướng tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, đổi mới cơ chế chính sách để các địa phương được sử dụng vốn tham gia bảo trì thông qua các hoạt động sử dụng ngân sách và nguồn lực địa phương để khắc phục ùn tắc giao thông, cải tạo điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, mở rộng lòng, lề quốc lộ, xây dựng và bảo trì công trình vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hệ thống thoát nước chung tại các đô thị; đồng thời, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lũ, lụt và sử dụng vào các hoạt động khác; triển khai đầu tư theo quy hoạch cũng là góp phần giảm chi phí sửa chữa trong giai đoạn bảo trì và bảo đảm chất lượng công trình và an toàn giao thông.

Chính quyền địa phương cần chủ động

UBND các cấp được sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực để cải tạo điểm đen, điểm tiềm ẩn mất an toàn giao thông, mở rộng, cải tạo khắc phục ùn tắc giao thông đối với quốc lộ đi qua địa bàn; đầu tư xây dựng vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng đô thị các đoạn quốc lộ qua địa bàn; đầu tư xây dựng đường gom, đường bên dọc quốc lộ, cao tốc để phục vụ giao thông dọc tuyến quốc lộ, cao tốc…

Bên cạnh đó, việc đổi mới cơ chế để UBND cấp tỉnh có thẩm quyền tham gia đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là cần thiết, bao gồm các hình thức như địa phương sử dụng vốn ngân sách địa phương để đầu tư phát triển; địa phương chủ động kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP, có sử dụng vốn ngân sách địa phương tham gia vào dự án; địa phương đầu tư xây dựng và khai thác quỹ đất dọc hai bên quốc lộ hoặc các hình thức khác./.

T/D

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Tin khác

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm
Phiên bản di động