Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030:
Đất khu công nghiệp được quy hoạch phải đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết
![]() |
Đất khu công nghiệp được quy hoạch phải đáp ứng đủ các tiêu chí: Ảnh: Minh họa |
Sẽ dành khoảng 205,80 nghìn ha làm khu công nghiệp
Theo Dự thảo Quy hoạch, đến năm 2030, sẽ dành khoảng 205,80 nghìn ha làm khu công nghiệp, tăng 115,00 nghìn ha so với năm 2020 (kể cả diện tích 95 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu).
Đất khu công nghiệp được quy hoạch đến năm 2030 phân bổ theo các vùng như sau: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 15,17 nghìn ha (58 khu công nghiệp), tăng 9,97 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 7,37% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước; Vùng Đồng bằng sông Hồng 52,21 nghìn ha (142 khu công nghiệp), tăng 32,26 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 25,37% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước;
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 47,93 nghìn ha (111 khu công nghiệp), tăng 30,83 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 23,29% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước; Vùng Tây Nguyên 3,73 nghìn ha (17 khu công nghiệp), tăng 2,18 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 1,81% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước; Vùng Đông Nam Bộ 59,01 nghìn ha (127 khu công nghiệp), tăng 24,77 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 28,67% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích 27,74 nghìn ha (103 khu công nghiệp), tăng 14,98 nghìn ha so với năm 2020, chiếm 13,48% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước.
Đảm bảo đáp ứng các tiêu chí
Để đạt mục tiêu trên, Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cho biết các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ, phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí theo quy định.
Trước tiên, phát triển về số lượng và quy mô khu công nghiệp phải đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành; không dàn đều theo địa giới hành chính. Thúc đẩy phát triển khu công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chuyển dịch cơ cấu dự án trong khu công nghiệp thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, hình thành hệ thống khu công nghiệp nòng cốt với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống các khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn.
Đồng thời, tiến tới cân bằng trong phát triển khu công nghiệp để giảm áp lực về giao thông, đô thị, môi trường và hạ tầng xã hội; thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu quả sử dụng đất; hạn chế phát triển khu công nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định hoặc bám sát trục đường giao thông huyết mạch. Giảm diện tích hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những khu công nghiệp không triển khai, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển; hạn chế bổ sung quy hoạch khu công nghiệp trên đất trồng lúa 2 vụ, đất rừng sản xuất, đất tập trung dân cư và chưa có trong quy hoạch sử dụng đất...
Cùng với đó, có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp; riêng đối với các địa phương thuần tuý đất nông nghiệp khi phát triển các khu công nghiệp thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.
Ngoài ra, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tại một số địa bàn nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, việc phát triển khu công nghiệp cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia lên hàng đầu.
Dự thảo cũng nêu rõ, đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc điều chỉnh, bổ sung thành lập mới, mở rộng các khu công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung, đồng thời phải luận chứng rõ được sự cần thiết, tính khả thi, đóng góp đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước.
Việc quy hoạch, bố trí diện tích quỹ đất các khu công nghiệp của cả nước đã tính tới yếu tố lâu dài, tránh tốn kém kinh phí trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư. Sau khi được Quốc hội phê duyệt, trong quá trình thực hiện, Chính phủ sẽ chủ động điều tiết, phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương với các điều kiện và tiêu chí nêu trong Dự thảo, ưu tiên cho phép các địa phương mở rộng các khu công nghiệp khi thực hiện tỷ lệ lấp đầy đã đạt trên 60%.
Được biết, năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 114 nghìn ha, trong đó diện tích khu công nghiệp đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 90,83 nghìn ha, chiếm 2,31% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 18,83 nghìn ha so với năm 2010. Bên cạnh đó, cả nước hiện có 331 khu (4 khu chế xuất, 327 khu công nghiệp) đã đi vào hoạt động, chiếm gần 87% số khu đã thành lập; tỷ lệ lấp đầy bình quân đối với các khu đã đi vào hoạt động khoảng 75% . |
Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã
Tin khác

Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông Nguyễn Tân Thịnh được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính

Nghệ An: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho gần 27 nghìn hộ gia đình, cá nhân
