Gia hạn thời hạn nộp thuế: Đòn bẩy tài chính hỗ trợ doanh nghiệp giảm khó khăn

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, việc gia hạn thời hạn nộp một số sắc thuế năm 2023 như trong quy định tại Nghị định 12/2023/NĐ-CP mà Chính phủ mới ban hành là một động thái hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực. Chính sách này không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, mà còn hỗ trợ cả mặt tinh thần, thể hiện sự đồng hành của Chính phủ khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về tài chính

Trao đổi với phóng viên xung quanh việc gia hạn thời hạn nộp thuế, ông Trần Thanh Quyết - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM) nhận định, Nghị định 12/2023-NĐ-CP là một biện pháp kịp thời từ phía Chính phủ, cũng như Bộ Tài chính khi có hình thức hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bởi vì thực tế, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không thực sự khả quan trong quý I/2023, do tình hình kinh tế suy thoái, cả thị trường trong nước và nước ngoài, dẫn đến doanh nghiệp gặp rất nhiều thách thức.

Ông Trần Thanh Quyết cũng cho rằng, việc gia hạn thời hạn nộp thuế là một trong những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt các áp lực về mặt tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh các đơn hàng đầu năm bị sụt giảm, trong khi đó nhu cầu tài chính để đảm bảo hoạt động sản xuất mới, cũng như tìm kiếm các nguồn đối tác mới rất khó khăn đối với các doanh nghiệp.

Đồng thời, việc gia hạn thời hạn nộp thuế cũng có thể giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tính thanh khoản trước mắt và có nguồn lực chuẩn bị cho giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trong các quý tiếp theo năm 2023.

Việc gia hạn thời hạn nộp một số sắc thuế năm 2023 là một động thái hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực.
Việc gia hạn thời hạn nộp một số sắc thuế năm 2023 là một động thái hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực.

Cũng theo ông Quyết, dù đây chỉ là việc giãn, hoãn nộp thuế trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng chính sách này không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, mà còn rất có ý nghĩa về mặt tinh thần với các doanh nghiệp.

“Có thể khoản hỗ trợ này không nhiều với một số doanh nghiệp, nhưng tôi nghĩ rằng, các doanh nghiệp đều rất chào đón chính sách này. Về mặt tinh thần, việc gia hạn thời hạn nộp thuế cho thấy, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có thêm niềm tin để tiếp tục hoạt động trong giai đoạn khó khăn hiện nay” - ông Quyết nhấn mạnh.

Chia sẻ với phóng viên, anh Phan Đăng Quang - một doanh nghiệp sản xuất mành rèm tại Hà Nội cho biết, từ đầu năm tới nay, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đơn hàng suy giảm chỉ bằng 1 nửa so với năm ngoái.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận tín dụng cũng gặp khó khi yêu cầu về tài sản đảm bảo của ngân hàng đối với doanh nghiệp mành rèm là rất khó, trong khi các chi phí để vận hành doanh nghiệp không hề nhỏ. Vì vậy, hỗ trợ giãn thời hạn nộp thuế rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.

“Đối với các doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi, trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì được hỗ trợ một đồng cũng quý. Tôi hy vọng việc hỗ trợ sẽ được thực hiện với thủ tục đơn giản, nhanh chóng” - anh Quang cho biết.

Mong muốn thêm các biện pháp hỗ trợ bổ sung khác

Theo ông Trần Thanh Quyết, mặc dù việc gia hạn thời hạn nộp thuế là động thái hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực, nhưng những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp hiện nay vẫn có thể còn kéo dài trong cả năm 2023. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần bám sát tình hình diễn biến kinh tế trong thời gian tới để có thể có những biện pháp hỗ trợ khác.

“Ngoài Nghị định 12, tôi cho rằng, Chính phủ cũng cần áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ bổ sung khác để thực sự hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này” - ông Quyết nêu ý kiến.

Doanh nghiệp mong thủ tục đơn giản, thực hiện nhanh chóng

Theo ông Trần Thanh Quyết, điều quan trọng nhất trong thực thi chính sách vẫn là đơn giản hóa thủ tục hỗ trợ về cả thời gian và hồ sơ cho đối tượng được thụ hưởng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp mà còn cho cả cơ quan thuế. Nếu thủ tục phức tạp thì doanh nghiệp sẽ “nản”, không làm nữa, dẫn tới ý nghĩa hỗ trợ kịp thời sẽ không còn.

Một số biện pháp bổ sung được đại diện của ICHAM nhắc tới là hỗ trợ tiếp cận tín dụng, tiếp tục giảm thuế VAT. “Tôi được biết, Bộ Tài chính, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm thuế VAT 2% (từ 10% xuống 8%) trong năm nay. Đây chắc chắn sẽ là một giải pháp hỗ trợ tích cực giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn này. Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi đang rất mong chờ Chính phủ sẽ sớm ban hành văn bản về việc giảm thuế VAT 10% xuống 8% như năm ngoái” - ông Quyết cho biết.

Bên cạnh đó, theo ông Quyết, Chính phủ cũng cần phải cải cách các quy trình để việc hoàn thuế VAT của các doanh nghiệp được triển khai sớm hơn, đây cũng là nguồn tài chính rất quan trọng để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Ngoài ra, theo đại diện ICHAM, ngoài việc đảm bảo các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần sớm có các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi hơn, giúp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Hiện tại, tình hình kinh tế vẫn chưa được khả quan lắm khi mà sức cầu cũng như kinh tế thế giới đang suy giảm. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp cần phải tháo gỡ tìm "đầu ra" cho nguồn hàng, mặt khác vẫn phải đảm bảo tính thanh khoản đối với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu để ổn định quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, thực tế lãi suất ngân hàng vẫn cao, dẫn đến doanh nghiệp muốn “vượt khó” được trong giai đoạn này cũng không thực sự dễ dàng. Vì vậy, bên cạnh giải pháp về thuế, cộng đồng doanh nghiệp cũng rất mong chờ các giải pháp hỗ trợ tiếp cận tín dụng tốt hơn./.

Thảo Miên

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.

Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động