Gỡ vướng trong thanh toán tạm ứng vốn đầu tư công

Số dư tiền tạm ứng vốn đầu tư công do KBNN TP.Hồ Chí Minh quản lý là 11.231 tỷ đồng, trong đó quá hạn trên 3 nghìn tỷ đồng, chiếm 27%. Nếu so với kế hoạch vốn đầu tư công 36 nghìn tỷ đồng trong năm nay, số dư tạm ứng là khá cao, do vậy cần sớm giải tỏa ách tắc này.

Vướng nhất vẫn là khâu đền bù, giải phóng mặt bằng

Theo quy định hiện hành, trong vòng 1 tháng trước khi bàn giao mặt bằng thi công các dự án đầu tư, ban bồi thường giải phóng mặt bằng phải hoàn thiện hồ sơ chi trả tiền bồi thường, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi, trong 3 tháng phải chuyển tiền vào tài khoản tạm giữ do chủ đầu tư quản lý và phải thực hiện thanh toán trong vòng 12 tháng tiếp theo.

Trong trường hợp người dân chưa chịu nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng sau 16 tháng nếu không giải ngân được số tiền đền bù khi không đạt được thỏa thuận thì chủ đầu tư có trách nhiệm phải làm thủ tục thu hồi chuyển trả số tiền tạm ứng trên vào ngân sách nhà nước.

Gỡ vướng trong thanh toán tạm ứng vốn đầu tư công
Gỡ vướng trong thanh toán tạm ứng vốn đầu tư công

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) TP.Hồ Chí Minh, thời gian qua sở dĩ có số dư tiền tạm ứng vốn đầu tư công cao và tỷ lệ quá hạn chiếm tới gần 30% chủ yếu vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư tại các dự án. Nhiều dự án thậm chí kéo dài từ năm này sang năm khác do không thỏa thuận được tiền đền bù tái định cư giữa các ban bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) với người dân đã gây khó cho KBNN trong quản lý, kiểm soát nguồn chi vốn đầu tư công.

Phân tích, lý giải những nguyên nhân, ông Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng phòng Kiểm soát chi vốn địa phương, KBNN Thành phố (TP) cho rằng, đa phần số tiền tạm ứng quá hạn là do người dân trong các dự án không chịu di dời, không đồng ý mức tiền bồi thường, dự án do tranh chấp, dự án do chỉ đạo cấp có thẩm quyền phải điều chỉnh nhiều lần hoặc phát sinh do thanh tra, kiểm toán, khiếu kiện… đã phát sinh, tồn tại khá nhiều rủi ro bất cập.

Về phía các ban BTGPMB, đa số cũng cho rằng quy định hiện hành được quy định trong Thông tư 08 và Thông tư 52/TT-BTC của Bộ Tài chính khống chế về thời gian thực hiện các bước bồi thường, giải phóng mặt bằng thu hồi đất tái định cư đối với các dự án đã nảy sinh một số bất cập, làm cho các ban BTGPMB lúng túng, bị động.

Chẳng hạn nhiều dự án giải quyết mâu thuẫn kéo dài, khoản tiền đền bù lúc đầu được gửi vào tiết kiệm ngân hàng để tạo lãi suất cho người dân, sau đó hết thời gian quy định lại chuyển sang tài khoản tạm giữ của chủ đầu tư, khi thỏa thuận xong số tiền bồi thường để tiến hành chi trả cho người dân lại không có khoản tiền bù đắp lãi suất ngân hàng.

Có những dự án vừa mới quá thời hạn phải thu hồi tạm ứng, khi có phát sinh do thay đổi bổ sung thiết kế, thay đổi quy định mức giá bồi thường tiền thu hồi đất lại phải thực hiện lại các thủ tục pháp lý để tạm ứng, không có sẵn khoản tiền gửi để chi trả kịp thời cho người dân. Điều này sẽ tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện BTGPMB và làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của các dự án.

Theo Quyết định 28/QĐ-UBND của UBND TP.Hồ Chí Minh quy định về việc ký hợp đồng và thanh toán trọn gói đối với tất cả các dự án đầu tư thực tế cũng nảy sinh bất cập gây khó cho các ban quản lý, các chủ đầu tư, bởi chỉ ách tắc một khâu trong BTGPMB cũng sẽ làm chậm tiến độ chung của dự án, làm chậm tiến độ, hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công.

Cần có sự điều chỉnh hợp lý

Qua tìm hiểu tại các ban BTGPMB cũng như các chủ đầu tư tại các dự án đầu tư công hầu hết đều có chung kiến nghị nên kéo dài thời gian khống chế thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng thanh toán vốn đầu tư công, đồng thời có quy định chặt chẽ hơn đối với từng trường hợp cụ thể như dự án phát sinh để kéo dài tình trạng phải tạm ứng, thanh toán vốn trong nhiều năm, qua nhiều cấp, nhiều ngành.

Đặc biệt nên có phân loại cụ thể các nhóm dự án, quy mô, đặc thù, sự phức tạp, tính cấp bách của từng dự án để có những quy định chi tiết hơn về thời gian làm thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư công.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải ,Giám đốc KBNN TP, mặc dù có rất nhiều dự án phát sinh trong khâu BTGPMB, thực hiện quá thời gian quy định trong thực hiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán chi trả tiền BTGPMB gây khó khăn cho công tác kiểm soát, quản lý vốn đầu tư công, nhưng quan điểm của phía KBNN là vẫn phải khống chế thời gian quy định cũng như áp dụng một số biện pháp cương quyết… mục đích là nhằm đốc thúc các đơn vị liên quan quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

“KBNN TP sẽ tham mưu UBND TP xây dựng và ban hành quy chế phối hợp. Ban hành quy định cụ thể và thực hiện chặt chẽ hơn về thời gian thực hiện hồ sơ, tạm ứng, tiền gửi, thanh toán tiền BTGPMB cho các dự đầu tư công. Hướng dẫn các đơn vị, các chủ đầu tư khi gặp khó khăn vướng mắc sẽ có thông báo xin gia hạn về thời gian, có thể thông báo trước thời hạn thực hiện nửa tháng hoặc 1 tháng khi hết hạn quy định về thời gian tạm ứng, thanh toán tiền gửi” – ông Hải nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hải, đối với mỗi dự án đều có những khó khăn riêng, chẳng hạn đối với các dự án thuộc khu công nghệ cao do phải thay đổi địa danh hành chính từ quận 9 lên TP. Thủ Đức cũng tốn một khoản thời gian làm lại, bổ sung thủ tục hồ sơ. Vì vậy, trong quá trình triển khai các dự án các chủ đầu tư, các ban quản lý cần thường xuyên cập nhật báo cáo tiến độ, tính khả thi để KBNN có cơ sở để xem xét, thực hiện linh hoạt hơn trong thực hiện tạm ứng, thanh toán tiền BTGPMB cho các dự án./.

G/C

Tin cùng chuyên mục

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.

Tin khác

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Xem thêm
Phiên bản di động