Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Nhiều giải pháp đã được thực hiện hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công (TSC), trong 6 tháng đầu năm, ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ trong việc rà soát, đánh giá, chủ động báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng TSC; chỉ đạo cơ quan tài chính thực hiện nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu trong phần mềm quản lý TSC theo quy định.

Thực hiện nhiều giải pháp khai thác hiệu quả nguồn lực tài sản công
Ảnh TL minh họa

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc theo dõi, hạch toán TSC theo đúng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC và thông tư hướng dẫn. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng TSC; ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC…

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 53/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 phê duyệt Đề án tổng kiểm kê TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành Quyết định số 798/QĐ-BTC ngày 5/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Bộ Tài chính đã hoàn tất việc kiểm kê thử nghiệm TSC tại 2 bộ và 6 địa phương, hiện đang hoàn thiện các chỉ tiêu, mẫu biểu kiểm kê để chính thức sử dụng trong đợt tổng kiểm kê chính thức trên toàn quốc vào ngày 1/1/2025.

Về quản lý, sử dụng TSC là nhà, đất, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, bố trí sử dụng, xử lý tài sản dôi dư theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án xử lý đối với nhà, đất phải sắp xếp lại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định… Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 249 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương. Đồng thời, theo số liệu báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương, hội đặc thù và các địa phương, tổng số cơ sở nhà, đất (bao gồm cả nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50%) thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, xử lý theo quy định đến hết tháng 5/2024 là 262.438 cơ sở nhà, đất. Đến nay, 199.293 cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và 63.401 cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt.

Hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng tài sản công

Đánh giá về công tác quản lý, sử dụng TSC, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, từ khi có hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực trong việc triển khai, tổ chức thực hiện. Theo đó, việc quản lý, sử dụng TSC đã dần đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSC.

Bên cạnh đó, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC tiếp tục được hoàn thiện, đã tạo ra cơ chế phân công, phân cấp quản lý, sử dụng, phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tính chất quản lý, sử dụng TSC, năng lực quản lý của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị…

Tuy nhiên, cũng theo ông Thịnh, công tác quản lý TSC hiện vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là, hệ thống pháp luật điều chỉnh về quản lý, sử dụng TSC, đặc biệt là việc khai thác các TSC chuyên ngành còn chưa được ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cơ chế phân cấp quản lý TSC còn bất cập, dồn nhiều lên cơ quan cấp trên. Việc sắp xếp lại nhà, đất, xe ô tô còn chậm cả ở khâu phê duyệt và tổ chức thực hiện; vi phạm trong quản lý, mua sắm, xử lý TSC còn diễn ra. Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý còn chậm, ảnh hưởng tới công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản…

Do đó, từ nay đến cuối năm, Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đánh giá cơ chế, chính sách làm cơ sở hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng TSC, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng và khai thác các tài sản kết cấu hạ tầng và tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. Đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc đối tượng cổ phần hóa) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý theo quy định.

Đặc biệt, ông Thịnh cho biết, Cục Quản lý công sản sẽ tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, TSC của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đúng thời hạn, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSC, kê khai, đăng nhập và chuẩn hóa dữ liệu về TSC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC. Kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng TSC.../.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.

Tin khác

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên không tránh khỏi phát sinh khiếu nại, tố cáo. Để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, không để vượt cấp, Bộ Tài chính đã chú trọng công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn, thư.
Sửa đổi, bổ sung quy định phù hợp thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Sửa đổi, bổ sung quy định phù hợp thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Trong khuôn khổ Phiên họp thứ 38 vào ngày 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ Quốc gia.
Phân bổ hơn 24.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025

Phân bổ hơn 24.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn sử dụng vốn ngân sách trung ương từ dự phòng chung cho giai đoạn 2021 - 2025, cũng như kế hoạch vốn năm 2024 cho các bộ, ngành và địa phương để triển khai các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư.
Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch

Công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch

Bộ Tài chính vừa có công văn số 10657/BTC-ĐT về công khai các dự án giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách trung ương - NSTW (vốn trong nước) do địa phương quản lý gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
9 tháng năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng

9 tháng năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2024 ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng; bằng 85,1% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động