Nâng cao công tác quản lý, sử dụng tài sản công thông qua việc hoàn thiện cơ chế

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ. Việc xây dựng nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bổ sung các quy định về các vấn đề chưa có quy định điều chỉnh, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công được tiết kiệm, hiệu quả.

Nhiều bất cập trong quá trình thực hiện

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2017/NĐ-CP (NĐ 151) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật.

NĐ 151 được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thực hiện rà soát các quy định tại NĐ 151 và tổng hợp phản ánh, kiến nghị của một số bộ, ngành, địa phương cho thấy, còn phát sinh một số vướng mắc.

Cụ thể, một số nội dung về quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có quy định hướng dẫn cụ thể làm cơ sở cho các đơn vị này thực hiện như: Trình tự, thủ tục giao tài sản (TS) bằng hiện vật; thẩm quyền quyết định thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành TSC; khai thác TSC sau thu hồi…

Nâng cao công tác quản lý, sử dụng tài sản công thông qua việc hoàn thiện cơ chế
Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý sẽ giúp sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh TL minh họa

Hơn nữa, Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giao Chính phủ nghiên cứu thu hẹp các trường hợp cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, chuyển sang hình thức cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, bảo đảm nguồn thu ổn định từ đất đai. Tuy nhiên, quy định hiện hành về bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp chỉ có hình thức giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Một số trường hợp áp dụng theo trình tự, thủ tục xử lý TSC như quy định hiện hành chưa phù hợp. Đơn cử như việc xử lý TSC trong trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể do quy trình xử lý TSC hiện hành được xuất phát từ cơ quan được giao quản lý, sử dụng TS đề xuất, lập hồ sơ đề nghị xử lý. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, có thể cơ quan được giao quản lý, sử dụng TSC không còn tồn tại do đã bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể nên không thể áp dụng trình tự, thủ tục xử lý TSC thông thường.

Một số loại TSC đặc thù cần phải được xử lý theo quy định riêng tại pháp luật chuyên ngành nhưng chưa có quy định loại trừ hoặc dẫn chiếu làm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị lúng túng trong áp dụng pháp luật như: vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các sản phẩm mật mã của ngành cơ yếu.

Ngoài ra, trong thực tế có một số trường hợp trong quá trình thực hiện liên doanh, liên kết vì lý do bất khả kháng, đối tác liên doanh, liên kết không thể tiếp tục thực hiện nên đề nghị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Tuy nhiên, quy định hiện hành không có quy định cụ thể cho trường hợp này dẫn đến lúng túng trong xử lý…

Nhiều sửa đổi phù hợp với thực tiễn

Với quan điểm cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc quản lý, sử dụng, xử lý TSC, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ - CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSC.

Theo đó, về giao TS bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước. Bộ Tài chính cho biết, tại Luật Quản lý, sử dụng TSC quy định Nhà nước giao TS bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước, trong đó đã quy định về loại TS giao cho cơ quan nhà nước sử dụng và thẩm quyền quyết định giao TSC. Để thống nhất về quy trình, thủ tục giao TS, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giao TS bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, tại Luật Quản lý, sử dụng TSC có quy định về việc bảo dưỡng, sửa chữa TSC. Qua quá trình thực tế thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa TSC đã phát sinh trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu tận thu vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc bảo dưỡng, sửa chữa để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, để có cơ sở pháp lý cho các đơn vị triển khai thực hiện, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định về lĩnh vực này.

Theo đó, vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa TSC tại cơ quan nhà nước nếu có thể tiếp tục sử dụng thì cơ quan đó được tiếp tục sử dụng nếu có nhu cầu. Trường hợp không có nhu cầu sử dụng, vật tư, vật liệu đó được xử lý theo hình thức điều chuyển, bán. Trường hợp áp dụng hình thức bán thì thực hiện bán đấu giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; bán niêm yết giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; bán chỉ định đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị dưới 10 triệu đồng.

Còn lại, đối với vật tư, vật liệu không còn sử dụng được, cơ quan nhà nước đó thực hiện hủy bỏ.

Với việc khai thác TSC tại cơ quan nhà nước, để phù hợp với nhu cầu thực tiễn, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung quy định về việc khai thác đối với các loại TS này.

Cụ thể, về hình thức khai thác, cơ quan nhà nước tự quản lý, sử dụng nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp dịch vụ thiết yếu cho cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động…

Số tiền thu được từ khai thác TSC, sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp có liên quan đến việc tổ chức khai thác TSC, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật (nếu có), cơ quan nhà nước được giữ lại 50% để bổ sung nguồn chi thường xuyên hàng năm cho công tác quản lý và các hoạt động khác được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. 50% nộp ngân sách nhà nước trung ương (đối với cơ quan nhà nước trung ương quản lý); nộp ngân sách địa phương (đối với cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý).

Đối với các loại TSC (nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu) đã có các quy định pháp luật chuyên ngành điều chỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định việc khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan (pháp luật về nhà ở, pháp luật về sở hữu trí tuệ…)./.

Nhi An

Tin cùng chuyên mục

Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế nơi cư trú

Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế nơi cư trú

Người nộp thuế hỏi: Tôi đã nghỉ việc ở công ty chi trả thu nhập trong năm 2024, công ty đặt tại tỉnh Hải Dương. Hiện tại tôi đang tạm trú tại TP Hải Phòng, có đăng ký tạm trú. Vậy tôi có thể nộp chứng từ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại TP Hải Phòng được không? Nếu không thì tôi phải nộp hồ sơ quyết toán tại địa điểm nào?
Nộp hồ sơ quyết toán thuế ở cơ quan nào khi đã nghỉ việc để được hoàn thuế?

Nộp hồ sơ quyết toán thuế ở cơ quan nào khi đã nghỉ việc để được hoàn thuế?

Hỏi: Trong năm 2024 tôi chỉ có thu nhập từ tiền lương duy nhất tại 1 công ty. Hiện tại tôi đã nghỉ việc tại công ty đó. Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thì tôi nộp hồ sơ quyết toán ở cơ quan nào để được hoàn thuế?
Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Hỏi: Doanh nghiệp không trích lập dự phòng, nhưng có phát sinh chi phí tiêu hủy hàng hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên, lỗi mốt, lạc hậu thì có được xem xét là chi phí hợp lý hợp lệ để tính chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, thuê đất của nhà nước rồi đầu tư hạ tầng cho các doanh nghiệp thuê lại. Vậy doanh nghiệp có cần nộp phụ lục 03-5/TNDN khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Doanh nghiệp hỏi: Công ty chúng tôi có chi bổ sung chế độ hỗ trợ ốm đau, thai sản cho người lao động từ chi phí công ty (ngoài mức chi theo chế độ ốm đau, thai sản của cơ quan bảo hiểm xã hội, công đoàn). Vậy số tiền hỗ trợ bổ sung này có phải tính vào thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động hay không?

Tin khác

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Doanh nghiệp hỏi, năm 2024, công ty nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý. Qúy I năm 2025 công ty có phát sinh chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp trong quý. Vậy công ty có phải nộp tờ khai thuế TNCN hay không?
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Công ty TNHH gang thép Hà Linh – TP Hồ Chí Minh hỏi: Năm 2024, đơn vị có tiếp nhận người lao động chuyển đến làm việc từ Chi nhánh khác trong cùng hệ thống, hiện tại người lao động đang làm việc tại đơn vị và ủy quyền cho đơn vị quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2024. Vậy khi quyết toán thuế TNCN năm 2024 đơn vị phải kê khai quyết toán thuế TNCN như thế nào đối với người lao động này?
Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Công ty thương mại dịch vụ Minh Đăng (Bình Định) hỏi: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ, đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%. 6 tháng cuối năm ký hợp đồng lao động (cùng 1 công ty). Vậy doanh nghiệp có phải có phải kê khai phần thu nhập của hợp đồng dịch vụ khi làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Người nộp thuế Mai Linh - Hà Nội hỏi: Hiện đang sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội. Trong năm 2024 có làm việc, đóng BHXH tại 2 công ty lần lượt thuộc quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm. Vậy muốn quyết toán thuế tôi sẽ về địa chỉ nào để làm hồ sơ?
Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế tên Long hỏi: Trong tiệc tất niên cuối năm, công ty có tổ chức bốc thăm may mắn với nhiều phần quà có giá trị khác nhau (giá trị từ 1 triệu đến 30 triệu). Vậy người lao động trúng giải thì các phần quà đó tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như thế nào?
Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Công ty CP Việt Thái Group hỏi: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quan hệ liên kết. Tuy nhiên, công ty có các chi nhánh hạch toán độc lập chưa rõ về tư cách pháp nhân của bên liên kết để áp dụng trong quy định? Như vâỵ các chi nhánh hạch toán độc lập có được xem là bên liên kết áp dụng Nghị định 132/2020/NĐ-CP không vì nếu cùng chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng vì hình thức hạch toán sổ sách áp dụng quy định giao dịch liên kết thì chưa phù hợp?
Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Công Ty TNHH Soul-Net, hỏi: Công ty nhập khẩu phần mềm đựng trong USB. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế khi nhập khẩu, sau đó xuất phần mềm vào khu chế xuất. Vậy khi suất vào khu chế xuất thì thuế suất cho danh mục hàng hóa: Phần mềm trên chịu thuế suất là bao nhiêu?
Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Công ty có các chi nhánh trong cùng tỉnh, hạch toán phụ thuộc, đang kê khai tập trung tại trụ sở chính. Vậy hóa đơn đầu vào lấy theo mã số thuế của công ty hay theo mã số thuế của chi nhánh?
Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Công ty TNHH Minh Chiểu (Quảng Ngãi) hỏi: Công ty bán hàng cho khu chế xuất, để đủ điều kiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) bán ra thuế 0%, đầu vào vẫn được kê khai khấu trừ, thì công ty cần bên mua cung cấp hồ sơ pháp lý gì?
Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Công ty CP kinh doanh tổng hợp Ninh Thuận hỏi: Theo Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023, thời hạn nộp hồ sơ kể từ ngày 20/11/2023 đến hết ngày 31/3/2024. Nhưng quy định thời hạn nộp tiền thuê đất kỳ 1 của năm 2023 là ngày 30/11/2023 (đã nộp hồ sơ gia hạn) và kỳ 2 của năm 2023 là ngày 31/10/2023. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp 100% tiền thuê đất năm 2023 thì việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023 có được giảm trong kỳ tính tiền thuê đất năm 2024 hay không?
Xem thêm
Phiên bản di động