Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp

Thời gian qua, ngành Thuế đã tiên phong trong chuyển đổi số, tạo thay đổi lớn về phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc; cùng với Bộ Tài chính hướng tới nền tài chính thông minh, góp phần công khai, minh bạch, phòng chống gian lận thuế; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, thời gian qua, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của toàn ngành đã triển khai nhiều nhiệm vụ mới, với trọng tâm là chuyển đổi số, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, khai thác sử dụng hiệu quả dữ liệu góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN). Việc triển khai thành công các nhiệm vụ CNTT đã góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, giúp tăng thu ngân sách, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Một trong những điểm nhấn trong chuyển đổi số ngành Thuế đã triển khai trong thời gian qua là: kê khai, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử (HĐĐT), vận hành cổng thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động…

Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn Chung

Thông tin về những kết quả đạt được trong triển khai hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác quản lý thuế, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, đối với hệ thống HĐĐT, tính từ khi triển khai đến hết quý I/2024, số lượng HĐĐT cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,12 tỷ hóa đơn, trong đó 2 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,12 tỷ hóa đơn không mã.

Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp
"Chuyển đổi số vốn nằm trong nội hàm của công tác cải cách, hiện đại hóa. Vấn đề chuyển đổi số được tách ra bàn luận cho thấy, vai trò vị trí rất quan trọng và đang chuyển động rất mạnh mẽ trong ngành Thuế với mục tiêu bám sát chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, giúp ngành Thuế đi nhanh hơn và phù hợp với mục tiêu chung của Chính phủ cũng như của Bộ Tài chính" - ông Mai Xuân Thành - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Cũng tính đến cuối quý I/2024, cả nước có 50.303 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, số lượng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền là hơn 252,8 triệu hóa đơn. Tính đến nay, toàn quốc đã có 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng. Với kết quả đạt được, ngành Thuế đã được Thủ tướng Chính phủ gửi thư khen, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có bằng khen, khen thưởng đột xuất cơ quan Tổng cục Thuế và các cục thuế.

Đáng chú ý, kể từ khi đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN), đến nay đã có 85 NCCNN đăng ký và được cấp mã số thuế qua cổng thông tin điện tử. Tổng số thuế quý I/2024, các NCCNN đã nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử là 2.037 tỷ đồng.

Thông tin về công tác rà soát, chuẩn hóa mã số thuế trên toàn quốc, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, số lượng mã số thuế cơ quan thuế đã rà soát, chuẩn hóa là hơn 4 triệu mã số thuế. Lũy kế số lượng mã số thuế khớp đúng cơ sở dữ liệu quốc gia là 56,8 triệu, đạt 70,3% tổng số mã số thuế cá nhân.

Về triển khai ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động (eTax Mobile), Tổng cục Thuế cho biết, từ khi triển khai đến nay đã có 830,9 nghìn lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng, số giao dịch qua ngân hàng thương mại là 1,2 triệu giao dịch, với tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước thành công là 3.148 tỷ đồng.

10 mục tiêu chuyển đổi số

Năm 2024, Tổng cục Thuế đã đặt ra 10 mục tiêu trong công tác chuyển đổi số, gồm: Tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình đủ điều kiện, liên quan tới người dân, DN được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Phấn đấu tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được xử lý hoàn toàn trực tuyến.

Các hệ thống thông tin của ngành có liên quan đến người dân, DN được đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, DN đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.

Ngành Thuế đặt mục tiêu ít nhất 80% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; ít nhất 90% hệ thống máy chủ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây; 100% cán bộ công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản theo lộ trình chung của Chính phủ.

Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp
Etax Mobile là một trong những ứng dụng mang lại nhiều thuận lợi cho người nộp thuế. Ảnh tư liệu

Đồng thời, ngành Thuế phấn đấu 90% ứng dụng cốt lõi (bao gồm ứng dụng dịch vụ thuế điện tử, ứng dụng quản lý thuế tích hợp, các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế tích hợp với dịch vụ công quốc gia…) đảm bảo độ sẵn sàng hoạt động tại Trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa (DRC) khi có sự cố phát sinh; 100% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế có thể truy cập hệ thống làm việc từ xa; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp.

Ngoài ra, ngành Thuế nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 107/QĐ-BTC ngày 28/1/2022 về việc ban hành kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác cải cách hiện đại hóa và chuyển đổi số ngành Thuế năm 2024 tổ chức ngày 15/4 vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho rằng, đây là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có những cải cách mạnh mẽ, công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững giữ vị trí hàng đầu trong công cuộc cải cách và ứng dụng CNTT của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung.

ÔNG ĐẬU ANH TUẤN - PHÓ TỔNG THƯ KÝ VCCI:

Cải cách trong ngành Thuế tương đối gốc rễ và có hệ thống

Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp

Ngành Thuế là cơ quan đi đầu trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Ngành Thuế đã thực hiện cải cách một cách đồng đều, có kết quả thực chất và cải cách tương đối bền vững so với nhiều ngành khác.

Những cải cách trong ngành Thuế tương đối gốc rễ và có hệ thống.

Đơn cử cách đây vài năm, mỗi khi đến kỳ quyết toán thuế, số người đến các cơ quan thuế rất đông nhưng hiện nay tình trạng này hầu như không có, hầu hết các TTHC đều xử lý qua môi trường mạng.

ÔNG VÕ THÀNH ĐÀNG - TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI:

Nỗ lực của ngành Thuế đã thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số

Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp

Công tác chuyển đổi số nói chung và việc triển khai thành công hệ thống HĐĐT là sự nỗ lực rất lớn của ngành Thuế trong công tác chuyển đổi số để phục vụ ngày càng tốt hơn cho DN và người nộp thuế (NNT). Việc triển khai thành công hệ thống HĐĐT thay cho hóa đơn giấy, có thể nói đã thay đổi phương thức quản lý cho cả DN và các cơ quan quản lý liên quan, đã mang đến cho DN rất nhiều lợi ích.

Áp dụng HĐĐT giúp DN tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn trong giao dịch mua bán, kinh doanh với việc khách hàng có thể nhận hóa đơn thông qua các hình thức điện tử nhanh chóng.

Ngoài ra, HĐĐT giúp thay đổi phương thức quản lý cho DN theo hướng ngày càng tự động trong các hoạt động đối soát hóa đơn mua vào/bán ra và thực hiện kê khai nộp thuế; tránh rủi ro về mất, cháy, hỏng; lưu trữ đơn giản, dễ dàng...

V. Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.

Tin khác

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động