Rà soát thuế các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng bạc

Trong thời gian vừa qua, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng biến động mạnh, tăng nhanh, tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Do đó, Tổng cục Thuế yêu cầu rà soát, phát hiện các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có phát sinh mua bán, chế tác vàng bạc nhưng không kê khai thuế, có sự chênh lệch giữa giá vốn, doanh thu thực tế với giá vốn, doanh thu kê khai thuế.
Rà soát thuế các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng bạc
Rà soát thuế các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng bạc. Ảnh: TL

Đầu tư vào đâu khi các tài sản cùng “dắt tay” tăng mạnh?

Giữa tuần trước, giá vàng thế giới đã lập đỉnh lịch sử 2.141 USD/ounce. Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất trong tháng 6 đã kéo giá vàng đi lên. Nhiều chuyên gia dự đoán, giá vàng sẽ sớm đạt 2.300 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC cũng lập mức kỷ lục 81 triệu đồng/lượng.

PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài nguyên nhân tăng theo giá vàng thế giới, thì giá vàng trong nước tăng còn do một số yếu tố khác như trào lưu mua vàng, lãi suất thấp, trong khi bất động sản vẫn trầm lắng…

Cùng với vàng, tiền ảo lớn nhất thế giới là Bitcoin (BTC) cũng đang phục hồi mạnh mẽ, đạt mức kỷ lục mọi thời đại, 69.200 USD/BTC đầu tuần này. Đến giữa tuần, do động thái chốt lời mạnh, Bitcoin giảm còn 63.400 USD/BTC song vẫn tăng 50% so với đầu năm. Với mỗi BTC, nhà đầu tư thu lời hơn nửa tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Mặc dù tiền số có tỷ lệ sinh lời cao vượt trội, nhưng đây là kênh đầu tư vô cùng rủi ro và không phù hợp với đa số nhà đầu tư.

Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc), kiêm Giám đốc ngân hàng Trung ương Toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới cho rằng, vàng và tiền mã hóa là hai nhóm tài sản khác nhau, vừa cạnh tranh, vừa hỗ trợ lẫn nhau.

“Sự trỗi dậy của thị trường tiền mã hóa gần đây không ảnh hưởng đến vị thế của vàng. Có thể các nhà đầu tư sẽ nắm giữ nhiều vào tiền số, nhưng về tổng thể, vàng vẫn là kênh đầu tư lớn. Phần lớn nhà đầu tư sẽ lựa chọn mua vàng, chứ không phải tiền mã hóa. Ngân hàng trung ương các nước cũng không mua tiền mã hóa. Chính vì vậy, dù tiền mã hóa có tăng lên, song đây là tài sản khác biệt với vàng và không thể đe dọa vị thế của vàng”, ông Shaokai Fan khẳng định.

Cũng theo chuyên gia này, năm 2024, vàng có triển vọng sáng do Fed có thể giảm lãi suất, cộng thêm lực mua ròng mạnh mẽ từ khối ngân hàng trung ương các nước dự báo vẫn tiếp diễn.

Mặc dù vậy, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank cho rằng, vàng không phù hợp đầu tư ngắn hạn. Nhà đầu tư chỉ nên giữ vàng trong trung, dài hạn và cần cẩn trọng với vàng miếng SJC do chênh lệch quá cao so với giá thế giới.

Ngoài vàng, tiền ảo, USD cũng đang tăng nóng. Đầu tuần này, giá USD bán ra tại các ngân hàng chạm mốc 25.000 đồng/USD, trong khi giá USD trên thị trường tự do vọt tăng tới 25.600 đồng/USD.

Dù vậy, so với đầu năm, tỷ giá trong nước chỉ tăng 1,7%. Đây là mức biến động rất nhỏ so với các kênh đầu tư khác. Vì vậy, tương tự gửi tiết kiệm, USD không phải là kênh đầu tư hấp dẫn lúc này.

Trong các kênh đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có lẽ là kênh ảm đạm nhất lúc này. Dù lãi suất cao gấp đôi so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nhưng thị trường TPDN vẫn kém sôi động. Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, chỉ có 3 đợt phát hành TPDN trong tháng 2/2024, với tổng giá trị 1.165 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, phải đến nửa cuối năm nay, thị trường TPDN mới có thể khởi sắc.

Ngược lại, thị trường chứng khoán đang rất hưng phấn, VN-Index đã tăng gần 12% kể từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân do niềm tin của nhà đầu tư được củng cố sau khi Chính phủ đưa ra nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp, lãi suất thấp kỷ lục, kinh tế vĩ mô có dấu hiệu phục hồi; sản xuất, kinh doanh của một số ngành đang dần đi lên…

Theo ông Phan Dũng Khánh, chứng khoán bắt đầu đi lên từ tháng 12/2023 và là một trong các kênh đầu tư tốt nhất lúc này. Thậm chí, lãnh đạo một số công ty chứng khoán còn dự báo, VN-Index có thể đạt hơn 1.300 điểm trong năm nay.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường (CTCP Chứng khoán VPBankS) cho rằng, có nhiều yếu tố hỗ trợ sự phục hồi của thị trường chứng khoán như: thị trường chứng khoán quốc tế tăng điểm; khả năng Fed hạ lãi suất; Ngân hàng Nhà nước có chính sách nới lỏng lãi suất sớm; quyết tâm nâng hạng thị trường…

Với thị trường bất động sản, sự phục hồi bắt đầu ghi nhận vào cuối năm ngoái, song chỉ ở vài phân khúc, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư. Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục tăng trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi căn hộ tại TP.HCM cũng bắt đầu bước vào chu kỳ tăng giá trở lại. Nguyên nhân chính khiến phân khúc căn hộ chung cư tăng mạnh là do nguồn cung sụt giảm vì vướng mắc pháp lý. Nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội năm 2023 giảm khoảng 31% so với năm trước, còn tại TP.HCM giảm hơn 50%. Số lượng Dự án bất động sản được phê duyệt ngày càng khan hiếm đang đẩy giá nhà tăng cao. Theo dự đoán của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong ngắn hạn, giá căn hộ tại trung tâm các thành phố lớn vẫn tiếp tục duy trì đà tăng, nhất là phân khúc bình dân, trung cấp.

TS. Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trước, sau đó dòng tiền mới chảy vào bất động sản. Sẽ mất ít nhất 2-3 năm, thị trường bất động sản mới có thể hồi phục trở lại, trước hết ở các phân khúc có nhu cầu thực như nhà phố ở trung tâm, căn hộ chung cư ở trung tâm. Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, đất nền ngoại thành hoặc tỉnh lẻ hồi phục chậm hơn, phải 3-5 năm sau mới có hy vọng sôi động trở lại.

Yêu cầu rà soát thuế các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng bạc

Mới đây, Tổng cục Thuế yêu cầu rà soát, phát hiện các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có phát sinh mua bán, chế tác vàng bạc nhưng không kê khai thuế, có sự chênh lệch giữa giá vốn, doanh thu thực tế với giá vốn, doanh thu kê khai thuế.

Trong thời gian vừa qua, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, tăng nhanh, tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.

Để triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có công văn về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động mua bán vàng bạc, đá quý.

Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện rà soát toàn bộ các doanh nghiệp, các hộ, cá nhân kinh doanh, gia công vàng bạc, đá quý trên địa bàn quản lý, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh mua bán vàng nguyên liệu và vàng miếng.

Trên cơ sở đó, thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế để thực hiện kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định.

Đồng thời, lập đơn vị đầu mối phụ trách chuyên môn, thực hiện nghiên cứu, triển khai, theo dõi và quản lý các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, chế tác vàng, bạc, trang sức, mỹ nghệ. Kịp thời phát hiện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh có phát sinh mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý nhưng không kê khai thuế, có sự chênh lệch giữa giá vốn, doanh thu thực tế với giá vốn, doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng.

Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế chủ động xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh, đề xuất các phương án, giải pháp phối hợp với các sở ban ngành để tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: Công an, Quản lý thị trường, ngân hàng, Hải quan… để thực hiện quản lý chặt chẽ loại hình kinh doanh vàng, bạc, đá quý, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý thuế.

“Qua công tác thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, bạc, đá quý có vi phạm pháp luật về thuế và có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để tiến hành điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật” – Tổng cục Thuế chỉ đạo./.

Diệu Hoa

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tin khác

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động