Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp phát huy tính tự chủ trong quản lý, sử dụng tài sản công

Tại tờ trình Chính phủ về dự án 1 luật sửa 7 luật, trong đó có lĩnh vực công sản, Bộ Tài chính cho biết đã đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung quan trọng của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang phân quyền để phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan trực tiếp sử dụng tài sản công.

Quy định “cứng” đã làm khó cho quá trình thực hiện

Tại Hội nghị lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) được Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính tổ chức mới đây, bà Trần Diệu An - Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, Luật Quản lý, sử dụng TSC đã quy định “cứng” thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh. Quy định này đã hạn chế tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cấp dưới trong việc khai thác TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Hơn nữa, thời gian ra quyết định phê duyệt đề án bị kéo dài do phải qua nhiều khâu trung gian; đồng thời, thiếu sự đồng bộ với quy định về thẩm quyền áp dụng cho các hành vi khác liên quan đến quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (mua sắm, thuê, bán, điều chuyển, thanh lý…).

Tăng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công
Ảnh minh họa

Ngoài ra, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, các bộ, cơ quan trung ương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành quy định phân cấp thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý TSC. Việc phân cấp thẩm quyền được các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau. Quá trình thực hiện các quy định về phân cấp của bộ, cơ quan trung ương, địa phương cho thấy việc phân cấp này là phù hợp, sát với yêu cầu quản lý TSC của bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp này hiện chưa bảo đảm thống nhất với Luật Tổ chức chính quyền địa phương (HĐND cấp tỉnh chỉ phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới).

Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, việc giao trách nhiệm cho người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trực tiếp quy định hoặc quyết định một số nhiệm vụ cụ thể là chưa phù hợp thực tiễn và chưa thực sự phân cấp, phân quyền triệt để, chưa phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng TSC.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền”

Bà Trần Diệu An cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sửa đổi, bổ sung luật phải tập trung vào nội dung cơ bản nhất, có tác động trực tiếp tới thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đó, những nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo luật đã bám sát theo các nhóm chính sách tại hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án luật gồm: Chính sách về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSC; chính sách về việc áp dụng pháp luật giữa Luật Quản lý, sử dụng TSC với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Tại dự thảo Luật đã sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, địa phương quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý TSC. Theo đó, thay thế các cụm từ “quyết định hoặc phân cấp”, “phân cấp” thành “quy định” tại khoản 4 Điều 13; điểm a khoản 2, khoản 8 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 2 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4, khoản 5 Điều 26; khoản 3 Điều 29; điểm b khoản 2 Điều 69; khoản 3 Điều 107.

Theo Bộ Tài chính, lý do chọn giải pháp này là việc thực hiện theo cơ chế “phân cấp” thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý TSC như hiện nay gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn, do theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Chính phủ chỉ được phân cấp cho chính quyền địa phương; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ được phân cấp cho chính quyền địa phương, tổ chức, đơn vị trực thuộc; HĐND cấp tỉnh chỉ được phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới. Trong khi đó, TSC có phạm vi rộng, được giao cho nhiều loại hình cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Do đó, việc “phân cấp” theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ khó đảm bảo được chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền của Đảng, Chính phủ.

Hơn nữa, theo nội dung do Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp từ các đoàn đại biểu Quốc hội, UBND, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, liên đoàn... Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang có ý kiến về cơ chế giao nhiệm vụ, phân cấp, ủy quyền còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, trong đó có việc phân cấp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC.

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, cần thiết phải sửa đổi từ cơ chế phân cấp trong quản lý, sử dụng TSC sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, địa phương quy định thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý TSC. Điều này để tăng tính chủ động cho Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, địa phương, có thể đẩy mạnh, mở rộng phạm vi giao thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý TSC; từ đó thúc đẩy việc quản lý, khai thác TSC có hiệu quả.

Như Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.
Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động