Thanh Hóa: Siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn

Để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn cung cấp vật liệu thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh, cũng như tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản đối với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan, tỉnh Thanh Hóa sẽ siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
Thanh Hóa: Siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn (XB 14.8)
Thanh Hóa siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Ảnh: TL

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Công văn số 12234/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Công văn nêu rõ, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nền nếp, đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các công trình, dự án, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; có nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân chủ yếu là do sự chỉ đạo thiếu kiên quyết của một số ngành, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh; dự báo trong thời gian tới, nhu cầu sử dụng vật liệu (đất, đá, cát) sẽ tăng cao, tiềm ẩn các nguy cơ trong quá trình khai thác, vận chuyển vật liệu sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn - xã hội.

Để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn cung cấp vật liệu thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh) và tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản đối với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động, tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường theo quy định; nâng cao chất lượng thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; kiên quyết tham mưu cho UBND tỉnh không cấp giấy phép, gia hạn giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong thăm dò, khai thác khoáng sản; dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quy hoạch, thăm dò, khai thác và xử lý vi phạm khoáng sản.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, dự báo nhu cầu về sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; kịp thời báo cáo UBND tỉnh bổ sung các mỏ khoáng sản mới vào quy hoạch theo quy định để đáp ứng nhu cầu vật liệu sử dụng cho các công trình trên địa bàn tỉnh… Chủ trì, tham mưu thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ; cắt giảm thời gian thẩm định, xử lý hồ sơ (cấp phép mỏ mới) còn ít nhất 2/3 thời gian theo quy định đối với các thủ tục liên quan đến cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án đường cao tốc; cắt giảm thời gian xử lý hồ sơ nâng công suất khai thác còn ít nhất 1/2 thời gian theo quy định. Khi tham mưu trình UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác phải quy định trách nhiệm của đơn vị được cấp phép phải huy động toàn bộ công suất khai thác ghi trong giấy phép để cấp vật liệu cho Dự án đường cao tốc.

Đối với trường hợp nâng công suất, chỉ tham mưu UBND tỉnh cho phép nâng công suất khai thác đảm bảo theo nội dung điểm b Mục 1, điểm a, d, e Mục 2 Nghị quyết số 60/NQ-CP; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh quyết định dừng áp dụng “cơ chế đặc thù” trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đường bộ cao tốc sau khi nhà thầu thi công đã khai thác đủ khối lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đường cao tốc; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ, trả lại mỏ và đất đai cho đại phương quản lý theo quy định...

Xử lý kiên quyết, tuyệt đối không để biến động giá vật liệu xây dựng

Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, và các địa phương. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

Đáng chú ý, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Công an tỉnh, các đơn vị liên quan căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ được giao có ý kiến tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lý kiên quyết, tuyệt đối không để biến động giá vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là dự án đường cao tốc Bắc - Nam theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 60/NQ-CP) và đảm bảo ổn định giá trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá, đề xuất giải pháp, chế tài kịp thời và phù hợp để chống độc quyền, đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng phục vụ dự án đường cao tốc nói riêng và các dự án khác nói chung. Đồng thời, phối hợp với Sở Xây dựng tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng, thực hiện việc công bố đầy đủ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, trong đó có vật liệu phục vụ dự án đường cao tốc theo quy định.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đối chiếu khối lượng kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đảm bảo theo quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn, yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế theo quy định. Chỉ đạo các Chi Cục thuế tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án giám sát thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoảng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 5040/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập tổ công tác liên ngành của huyện thường xuyên tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; xử lý các tổ chức, cá nhân tập kết, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm điều kiện kinh doanh theo thẩm quyền.

Song song đó, rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn để đề xuất bổ sung quy hoạch các mỏ khoáng sản, các bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi vào trong quy hoạch; đồng thời cũng đề xuất thu hồi những bãi tập kết vi phạm tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc, khoáng sản do khai thác trái phép.

Các đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức và người dân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án đường cao tốc)./.

Khánh Linh (TH)

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Nghệ An quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Nghệ An, một số ngành, địa phương, đơn vị chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt, nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh còn thấp. Việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục triệt để… dẫn đến nguồn vốn phải kéo dài thời gian thực hiện và số vốn chưa giải ngân còn lớn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Giải ngân vốn đầu tư công: Đã có sự bứt phá mạnh từ các địa phương

Rốt ráo, lăn xả vào cuộc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhiều địa phương đã có thêm những cách làm riêng để kịp thời gỡ vướng cho công tác giải ngân. Vì thế, tại các địa phương này, tiến độ và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự bứt phá mạnh mẽ.
Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Nhiều rào cản trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được gỡ bỏ

Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nghị định số 129/2017/NĐ- CP của Chính phủ quy định về nội dung này đang bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Tỉnh Thừa Thiên Huế: Giảm tiền thuê đất để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giảm tiền thuê đất, giảm thuế suất giá trị gia tăng và hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã

Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã

Tại Hà Nội, phân khúc nhà giá rẻ, nhà xã hội ngày càng thiếu hụt, chỉ tiêu bình quân sàn nhà ở/người tại khu vực đô thị chưa đảm bảo mục tiêu. Vì vậy, Hà Nội cần xác định rõ quỹ đất dành cho nhà ở xã hội trong điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tới đây.

Tin khác

Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Hà Nội lưu ý các đối tượng được giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn, lưu ý tới các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế các nội dung cơ bản của Quyết định 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 về việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất trong giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp 532 cơ sở nhà, đất đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ này; đảm bảo việc bố trí sử dụng nhà, đất đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Hà Nội bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Giai đoạn 2016-2020, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã thu hồi đất và giải phóng mặt bằng liên quan đến 148.407 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đã thực hiện tái định cư cho 6.887 hộ, gồm 2.562 hộ tái định cư bằng đất, 1.345 hộ tự lo tái định cư bằng tiền, 2.980 hộ tái định cư bằng nhà chung cư.
TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

TP. Hồ Chí Minh kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố

UBND TP. Hồ Chí Minh đã quyết định kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố gồm 10 thành viên, do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm làm Chủ tịch Hội đồng.
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại quận Long Biên

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 4309/QĐ-UBND đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10 tại ô quy hoạch ký hiệu A.7/TH (thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm, quận Long Biên). Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm phù hợp với thực tế quản lý sử dụng đất, làm cơ sở pháp lý để triển khai dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học phục vụ nhu cầu học tập của khu vực phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.
Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Hòa Bình: Thu hàng tỷ đồng từ xử lý nhà đất dôi dư sau sáp nhập

Việc quản lý, sử dụng, xử lý trụ sở làm việc sau sáp nhập đã được tỉnh Hòa Bình hết sức quan tâm và quyết liệt thực hiện, đã thu về cho ngân sách hàng tỷ đồng.
Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông La Văn Thịnh được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước

Ông La Văn Thịnh vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, kể từ ngày 1/10/2021. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ mới, ông La Văn Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính).
Ông Nguyễn Tân Thịnh được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính

Ông Nguyễn Tân Thịnh được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính

Chiều ngày 4/10, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã trao quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính.
Nghệ An: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho gần 27 nghìn hộ gia đình, cá nhân

Nghệ An: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho gần 27 nghìn hộ gia đình, cá nhân

Từ ngày 1/1/2020 đến nay, toàn tỉnh Nghệ An cấp lần đầu được 26.959 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích 35.000 ha cho hộ gia đình, cá nhân.
Kon Tum: Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong các khu công nghiệp

Kon Tum: Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong các khu công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định số 501/QĐ-UBND thành lập Đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về lĩnh vực đất đai của các tổ chức được thuê đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Xem thêm
Phiên bản di động