Yêu cầu rà soát, hoàn thiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công
Công văn nêu rõ, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) năm 2017, đến nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 19 nghị định, 1 nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định, Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền 12 thông tư để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật.
Trong đó, có nhiều nội dung giao bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân cấp hoặc quy định để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý TSC của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
![]() |
Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phân cấp quản lý, sử dụng TSC. Ảnh minh họa |
Để tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng TSC thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan trung ương và địa phương làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo thường xuyên rà soát, hoàn thiện quy định về phân cấp quản lý TSC theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSC.
Đồng thời, phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC chuyên dùng (diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô chuyên dùng, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý) theo đúng các quy định tại Nghị định và Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản và phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và các nội dung phân cấp khác được quy định tại các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng TSC.
Việc phân cấp đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật (pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, pháp luật về tổ chức Chính phủ, pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương…) và tình hình thực tế, phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, cơ sở.
Bộ Tài chính cũng đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng TSC để bảo đảm việc phân cấp được hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC. Đồng thời, kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập để chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2023, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối thiểu không dưới 500.000 đồng

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Ninh Bình: Khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công
Tin khác

Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công
