Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp FDI yên tâm về môi trường pháp lý

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc tuân thủ và áp dụng những quy định quốc tế về thuế. Theo chuyên gia, trước mắt việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng tới thu hút FDI tại Việt Nam, nhưng về lâu dài, điều này sẽ tác động tích cực tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Thuế tối thiểu toàn cầu tác động tích cực tới môi trường kinh doanh
Có 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bị điều chỉnh, chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: TL

Vào ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung, theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu -TTTC) từ 1/1/2024. Áp dụng thuế TTTC thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc tuân thủ và áp dụng những quy định quốc tế về thuế. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra thách thức. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), áp dụng thuế TTTC, khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, khi khung thuế ưu đãi thay đổi. Điều này có thể làm cho các động lực thu hút dòng vốn FDI chất lượng gặp không ít thách thức.

Trả lời phóng viên xung quanh vấn đề này, luật sư Phan Hoài Nam - chuyên gia tư vấn thuế, giảng viên Bộ môn Thuế của chương trình đào tạo ACCA và Học viện Tư pháp cho rằng, trong trước mắt, việc áp dụng thuế TTTC sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các doanh nghiệp (DN) FDI đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN, có thuế suất thực tế thấp hơn 15%. Điều này có nghĩa là ưu đãi về thuế của Việt Nam dành cho các DN FDI sẽ không còn tác dụng, nên có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Tuy nhiên, không phải mọi DN FDI đều chịu tác động của chính sách này mà chỉ các DN đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề nhất.

122 pháp nhân bị điều chỉnh thuế tối thiểu toàn cầu

Hiện có khoảng 122 pháp nhân là doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam sẽ là đối tượng điều chỉnh của thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng từ năm tài chính 2024. Còn lại, 36.500 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn cơ bản áp dụng theo chính sách ưu đãi hiện tại.

Về mặt dài hạn, chuyên gia Phan Hoài Nam cho rằng, việc đánh thuế TTTC sẽ có tác động tích cực đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam ở nhiều góc độ. Ông cho biết, các DN FDI thường cân nhắc kỹ lưỡng về môi trường pháp lý, đặc biệt là chính sách thuế, khi quyết định đầu tư vào một quốc gia. Từ góc độ của các nhà đầu tư bị điều chỉnh bởi thuế TTTC, nếu Việt Nam chưa nội luật hoá quy định về thuế TTTC trước thời điểm 1/1/2024 sẽ làm các nước xuất khẩu đầu tư không rõ về khả năng áp dụng thuế TTTC tại Việt Nam. Điều này có thể làm cho các nhà đầu tư phải lập kế hoạch cho năm 2024 theo hướng chuyển số thuế TTTC bổ sung tại Việt Nam về kê khai và nộp tại nước mẹ.

Do đó, việc áp dụng thuế TTTC giúp tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, với sự ổn định hơn về chính sách thuế, giảm bớt sự không chắc chắn về chính sách trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp FDI có thể yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Ông nhấn mạnh rằng, việc Quốc hội thông qua nghị quyết về thuế TNDN bổ sung (khi áp dụng thuế TTTC từ 2024) đã mang đến một sự bảo đảm sự rõ ràng về mặt pháp lý cho các nhà đầu tư khi xây dựng kế hoạch ngân sách và kinh doanh cho năm 2024. Ngoài ra, việc giảm thiểu sự không chắc chắn về quy định thuế cũng giúp tăng cường lòng tin của DN trong nước, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh và đầu tư dài hạn. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của DN Việt Nam và cải thiện môi trường kinh doanh nội địa.

“Việc áp dụng thuế TTTC không chỉ giúp tối ưu hóa quyền đánh thuế của Việt Nam mà còn có ảnh hưởng tích cực đến môi trường kinh doanh, đặc biệt là trong việc tạo ra một hệ thống thuế ổn định và thuận lợi cho cả DN trong và ngoài nước” - ông Phan Hoài Nam nhấn mạnh.

Ưu đãi sẽ theo hướng hỗ trợ trực tiếp

Thuế tối thiểu toàn cầu tác động tích cực tới môi trường kinh doanh

Theo chuyên gia Phan Hoài Nam, thực tế thuế TTTC không phải là điều ước quốc tế, cũng không phải là cam kết quốc tế, nên không bắt buộc Việt Nam phải áp dụng. “Tuy nhiên, nếu chúng ta không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng chính sách này và các nước đó có quyền thu thuế bổ sung đối với các DN thuộc đối tượng áp dụng đang hoạt động tại Việt Nam mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức thuế TTTC 15%” - ông Nam cho biết.

Thuế TTTC là vấn đề cạnh tranh chiến lược giữa các nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Theo ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Việt Nam nằm trong nhóm nước nhận đầu tư thực chất nên được quyền ưu tiên. Vì vậy, Việt Nam thực hiện ngay áp dụng loại thuế này, vì lợi ích của đất nước, bởi nếu Việt Nam không thu thì các nước xuất khẩu sang Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, các nước Đông Bắc Á… sẽ thu và ưu đãi điều đó không có tác dụng. “Với sự ủng hộ của cộng đồng DN và hiểu biết của các DN lớn, chưa kể quy định miễn trừ trách nhiệm trong giai đoạn đầu chuyển tiếp khi áp dụng (2024-2026), thì việc tuân thủ của DN không có vấn đề gì khó khăn” - đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.

Bên cạnh đó, theo ông Minh, về chính sách ưu đãi chung, Việt Nam vẫn tiếp tục định hướng theo Nghị quyết 50, đặc biệt là Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về vấn đề DN, doanh nhân, dân tộc. Tinh thần tới đây, Quốc hội, Chính phủ sẽ có những thông điệp rất rõ ràng về vấn đề thu hút đầu tư. Theo đó, sẽ tiếp tục duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, cộng với chiến lược mới theo nghị quyết về thu hút FDI, về DN, doanh nhân, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa DN trong nước và DN FDI, áp dụng công khai, DN nào áp dụng các tiêu chí theo đúng định hướng của Chính phủ sẽ đều được hưởng ưu đãi. Trong đó ưu đãi sẽ nhắm vào các dự án về công nghệ mới, công nghệ cao.

Hỗ trợ sẽ theo hướng hỗ trợ chi phí vì hỗ trợ theo thuế TNDN sẽ bị vô hiệu hóa bởi xu hướng quốc tế nên Việt Nam đưa ra các quy định sao cho phù hợp, hội nhập với quốc tế, tức là hỗ trợ trực tiếp thẳng vào chi phí chứ không phải đợi DN có thu nhập mới ưu đãi. Điều này thể hiện sự sẵn sàng của Chính phủ chung tay cùng các tập đoàn, các DN đầu tư cho một nền kinh tế mới.

Tới 31/12/2025 doanh nghiệp mới phải thực hiện nghĩa vụ kê khai

Chia sẻ về lộ trình áp dụng thuế TNDN bổ sung theo nghị quyết của Quốc hội về thuế TTTC, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, Bộ Tài chính đang gấp rút xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện thuế TTTC. Theo kế hoạch, từ nay tới tháng

6/2024, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành dự thảo nghị định hướng dẫn về thực hiện thuế TTTC. Trong đó, có sự tư vấn của OECD, IMF và các tổ chức tư vấn quốc tế để sao cho hướng dẫn của Việt Nam phù hợp với quy định chung của OECD, vừa thuận lợi nhất cho DN.

Trong thời gian tới, ngoài việc xây dựng nghị định hướng dẫn rất chi tiết và cơ bản, Tổng cục Thuế cũng đã chuẩn bị xuất bản tài liệu gốc khoảng 60 trang về luật quy định về thuế TTTC của OECD, để cộng đồng DN cùng chia sẻ, cùng có hiểu biết chung về loại thuế này.

Ông Minh cũng cho biết, thuế TTTC sẽ áp dụng cho năm tài chính 2024, tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ kê khai đối với DN sẽ theo quy định chung là DN được chậm hơn 12 tháng. Nghĩa là hết năm 2024, DN còn 12 tháng nữa mới tới hạn, tức tới 31/12/2025, DN mới phải kê khai.

T. Miên

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động