Điểm công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được cải thiện

Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở toàn cầu năm 2021 (OBS2021) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, điểm số công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được cải thiện so với các kỳ đánh giá trước, nâng mức xếp hạng của Việt Nam lên 68/120 nước, tăng 9 bậc so với năm 2019 và tăng 23 bậc so với năm 2017.

Cải thiện nhiều chỉ số qua từng năm

Trong kết quả khảo sát trên, điểm số thành phần đối với ba trụ cột có nhiều bước tiến, đạt mức 44/100 điểm đối với trụ cột Minh bạch ngân sách, 17/100 điểm đối với trụ cột Sự tham gia của công chúng, 80/100 điểm đối với trụ cột Giám sát ngân sách, các trụ cột đều tăng 6 điểm so với năm 2019.

Khảo sát ngân sách mở (OBS) là sáng kiến nhằm thúc đẩy công khai minh bạch ngân sách, do IBP phối hợp với các tổ chức xã hội độc lập (ở Việt Nam là Trung tâm Phát triển và Hội nhập - CDI), thực hiện tại hơn một trăm quốc gia trên thế giới, chu kỳ đánh giá 2 năm 1 lần kể từ năm 2006.

Điểm công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 9 bậc
Điểm công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 9 bậc so với năm 2019.

Bộ Tài chính đã tham gia đánh giá OBS từ năm 2015 và đến nay đã tham gia 4 lần khảo sát vào các năm 2015, 2017, 2019 và 2021. Sau mỗi lần khảo sát, điểm số OBS của Việt Nam đều có sự cải thiện đáng kể.

Kết quả OBS các năm 2015, 2017 và 2019 như sau: chỉ số ngân sách mở tương ứng các năm là: 18/100; 15/100; 38/100. Sự tham gia của công chúng tương ứng là: 42/100; 7/100; 11/100. Giám sát ngân sách tương ứng là: 68/100; 72/100; 74/100.

Với kết quả xếp hạng OBS2021 cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách.

Bên cạnh việc tiếp tục áp dụng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 theo hướng mở rộng phạm vi, đối tượng, nội dung và hình thức công khai, Việt Nam đã tiếp cận và thực hiện các thông lệ tốt của quốc tế.

Điển hình như: công bố số liệu kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm, xây dựng Báo cáo ngân sách công dân với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, đồng thời thực hiện đa dạng các hình thức phổ biến thông tin đến người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng nắm bắt thông tin, từ đó tăng cường sự quan tâm và tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, giám sát ngân sách.

Tiếp tục nâng cấp Cổng công khai ngân sách nhà nước

Điểm nổi bật trong kết quả OBS2021 của Việt Nam là sự cải thiện điểm số về trụ cột Sự tham gia của công chúng, đạt mức 17/100, cao hơn trung bình toàn cầu là 14/100, tăng 6 điểm so với năm 2019.

Để đạt được kết quả này, Bộ Tài chính đã thực hiện cơ chế lấy ý kiến trực tiếp người dân thông qua các cuộc tọa đàm do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức về dự thảo dự toán ngân sách, qua đó đã cung cấp thông tin, cũng như tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định.

Đáng chú ý, từ năm 2020, Bộ Tài chính đã vận hành Cổng công khai ngân sách nhà nước (địa chỉ: https://ckns.mof.gov.vn), trong đó cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, dữ liệu ngân sách nhà nước và hỗ trợ khai thác, tra cứu thuận tiện, theo các chiều thông tin khác nhau; đồng thời sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện tốt công tác công khai NSNN và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, các bộ/ngành thực hiện nghiêm túc việc công khai theo quy định của Luật NSNN.

Để tạo điều kiện tối đa cho người dân được tiếp cận và khai thác thông tin NSNN, Cổng công khai ngân sách nhà nước sẽ được nâng cấp, hoàn thiện theo hướng sắp xếp, tổ chức dữ liệu một cách khoa học, vận hành, khai thác thông qua phương tiện điện tử.

Bộ Tài chính cũng không ngừng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự trong các hoạt động nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định pháp lý về công khai minh bạch ngân sách, cũng như chia sẻ, trao đổi thông tin và đẩy mạnh tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân để nâng cao hiểu biết, thu hút sự quan tâm của người dân./.

M.A

Tin cùng chuyên mục

Mức lương cơ sở tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả

Mức lương cơ sở tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, từ 1/7 mức lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu, theo tính toán thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả. Tuy nhiên, vẫn phải hết sức quan tâm đến việc kiểm soát giá để cuối năm 2023 đạt mục tiêu CPI không tăng quá 4,5%.
Đã phê duyệt trên 45 nghìn dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong năm 2022

Đã phê duyệt trên 45 nghìn dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong năm 2022

Tại công văn số 5515/BTC - ĐT của Bộ Tài chính về công khai tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành năm 2022 vừa được ban hành cho thấy, dự án hoàn thành vi phạm thời gian quyết toán đã giảm so với năm 2021. Đồng thời, thông qua công tác phê duyệt quyết toán, các cơ quan thẩm tra quyết toán đã loại ra khỏi giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán hàng nghìn tỷ đồng.
WB: GDP toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 2,1% trong năm 2023

WB: GDP toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 2,1% trong năm 2023

Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” mới nhất của Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 2,1% trong năm 2023, cao hơn so với dự báo 1,7% được đưa ra hồi tháng 1 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 3,1% được ghi nhận năm 2022.
Hơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm 2023

Hơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm 2023

5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 554 đơn vị, tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh “sống còn”, có nguy cơ “chết trên đống tài sản”. Trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp cần chủ động đưa ra kế hoạch đối phó với những tình huống không dự báo trước.
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản 493/TTg-KSTT ngày 1/6/2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.

Tin khác

Cấp thiết xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Cấp thiết xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng.
Thủ tướng chỉ đạo giảm ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu

Thủ tướng chỉ đạo giảm ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Gần 80% số hồ sơ hoàn thuế được hoàn trước, kiểm tra sau

Gần 80% số hồ sơ hoàn thuế được hoàn trước, kiểm tra sau

Thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế cho biết, đến nay đã triển khai hoàn thuế điện tử đạt 99% với gần 80% số hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế.
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường thu hút và nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng

Xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng. Điều này sẽ giúp hệ thống ngân hàng giữ đà tăng trưởng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khẩn trương thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Khẩn trương thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương ban hành, và triển khai thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN.
Chỉ thị số 14/CT-TTg: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Chỉ thị số 14/CT-TTg: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.
Bình Dương thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn

Bình Dương thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngày 22/5 tỉnh này đã thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn. Mức giá thấp nhất 2,5 triệu đồng, mức đền bù cao nhất trên 42 triệu đồng/ m2.
Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Giá điện đã được điều chỉnh tăng bình quân 3% từ ngày 4/5/2023, mặc dù mức tăng được cho là không lớn, nhưng đã và đang tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh...
Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh

Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh

Đổi mới sáng tạo là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng sức cạnh tranh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rào cản để có thể nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động