Thực hiện nhiều giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn tài sản công, trong năm 2023, Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ, quyết liệt, nhiều giải pháp. Nhờ đó, công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã góp phần thực hiện mục tiêu phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Nhận thức và thực tiễn thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công đã có nhiều chuyển biến tích cực

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, từ khi có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC), công tác quản lý, sử dụng TSC đã được các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện.

Đặc biệt, nhận thức và thực tiễn thực hiện có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng.

Quản lý chặt chẽ tài sản công giúp phòng chống tham nhũng, lãng phí
Quản lý chặt chẽ tài sản công giúp phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ảnh minh họa

Các cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng TSC đã tạo ra cơ chế phân công, phân cấp quản lý, sử dụng TSC phù hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội, tính chất quản lý, sử dụng TSC, năng lực quản lý của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.

Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC tiếp tục được hoàn thiện. Pháp luật về quản lý, sử dụng TSC đã xác lập rõ đối tượng được giao quản lý, sử dụng đối với mỗi loại TSC gắn với quyền và nghĩa vụ của tập thể và cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản. Cơ quan quản lý đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC đồng bộ gắn với trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn định mức trong toàn bộ quá trình quản lý TSC; nâng cao tính công khai trong quản lý, sử dụng TSC; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để từng bước nắm chắc, nắm đầy đủ hiện trạng và tình hình biến động của TSC…

Với những thuận lợi đó, công tác quản lý, sử dụng TSC năm 2023 đã đạt được một số kết quả khả quan. Đơn cử như trong năm 2023, Bộ Tài chính đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 379 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương. Ngoài ra, qua tổng hợp số liệu báo cáo của các bộ, ngành, hội đặc thù và các địa phương, tổng số cơ sở nhà, đất (bao gồm cả nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50%) thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định là 268.274 cơ sở.

Để triển khai Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô được Chính phủ ban hành vào tháng 9/2023, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị xác định và công bố công khai tiêu chuẩn định mức xe ô tô phục vụ công tác chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; đồng thời, ban hành tiêu chuẩn định mức xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo việc mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng xe ô tô theo đúng tiêu chuẩn, định mức, khả năng ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí được phép sử dụng; xử lý, thanh lý xe ô tô dôi dư theo đúng các quy định.

Về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, theo thẩm quyền, Bộ Tài chính đã ban hành các quyết định về việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; trả lời vướng mắc, hướng dẫn xử lý tài sản kết cấu hạ tầng theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các tổng công ty và các địa phương...

Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công

Quản lý chặt chẽ tài sản công giúp phòng chống tham nhũng, lãng phí
Ảnh minh họa

Cũng theo ông Nguyễn Tân Thịnh, mặc dù đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên đánh giá một cách tổng quát, công tác quản lý TSC vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.

Đó là, hệ thống pháp luật điều chỉnh về quản lý, sử dụng TSC, đặc biệt là việc khai thác các TSC chuyên ngành còn chưa được ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cơ chế phân cấp quản lý TSC còn bất cập, dồn nhiều lên cơ quan cấp trên. Việc sắp xếp lại nhà, đất, xe ô tô còn chậm cả ở khâu phê duyệt và tổ chức thực hiện. Vi phạm trong quản lý, mua sắm, xử lý TSC còn diễn ra. Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý còn chậm, ảnh hưởng tới công tác quản lý, khai thác tài sản. Việc chấp hành chế độ báo cáo, cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu còn chưa nghiêm.

Do đó, ông Thịnh cho biết, trong năm 2024, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ để trình Chính phủ ký ban hành các nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác TSC, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật cho các cơ quan quản lý, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách, đặc biệt là các văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá cơ chế, chính sách làm cơ sở hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng TSC, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng và khai thác các tài sản kết cấu hạ tầng và tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý, theo Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc đối tượng cổ phần hóa), để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý theo quy định; thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, TSC của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đúng thời hạn, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính; đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSC, kê khai, đăng nhập và chuẩn hóa dữ liệu về TSC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC.

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng TSC; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý TSC tại Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương để bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý TSC, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC...

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Tính đến ngày 14/6/2024, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân 2.351 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 15,5% kế hoạch vốn (15.130 tỷ đồng), dự kiến giải ngân đến hết 6 tháng đầu năm 2024 đạt 30,8%.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Theo Tổng cục Thuế, từ khi triển khai đến hết 17/5/2024, số lượng hóa đơn điện tử (HĐĐT) cơ quan Thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn, trong đó 2,16 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,62 tỷ hóa đơn không mã.
Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa có công văn 2790/KBNN-KSC yêu cầu KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 20/6 tại Đà Nẵng, Tổng cục Thuế tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định thuế tối thiểu toàn cầu. Dự kiến, sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 10/2024.
Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Điện Biên: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm nếu để dự án chậm tiến độ

Điện Biên: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm nếu để dự án chậm tiến độ

Với mục tiêu kết thúc năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) trong toàn tỉnh đạt 95% kế hoạch vốn được giao, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ giải ngân của tỉnh đang đạt rất thấp.
Quyết liệt triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Quyết liệt triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tổng cục Thuế cho biết, tính từ khi triển khai đến nay, có 59.674 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tăng 47,9% so với thời điểm cuối năm 2023; số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là hơn 415,3 triệu hóa đơn. Toàn ngành Thuế đang tăng tốc mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để phục vụ người dân và người nộp thuế.
Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Gần nửa chặng đường của năm 2024 đã qua đi, bên cạnh những bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt thì vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí đang còn 4 bộ, cơ quan trung ương dậm chân tại chỗ khi tỷ lệ giải ngân bằng 0%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước.
Google, Facebook, Apple…, nộp thuế hơn 4.000 tỷ đồng

Google, Facebook, Apple…, nộp thuế hơn 4.000 tỷ đồng

Thông tin về kết quả công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số, Tổng cục Thuế cho biết, từ 1/1/2024 đến 15/5/2024, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử là 4.029 tỷ đồng.
Rà soát việc nộp thuế của cá nhân livestream bán hàng

Rà soát việc nộp thuế của cá nhân livestream bán hàng

Tổng cục Thuế vừa có công văn chỉ đạo các cục Thuế địa phương quyết liệt quản lý thuế thương mại điện tử, hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Ngành Tài chính quyết liệt chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử

Ngành Tài chính quyết liệt chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong thời gian tới ngành Tài chính quyết liệt thu thuế đối với thương mại điện nhằm đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Thu 15,6 nghìn tỷ đồng thuế thương mại điện tử từ nhà cung cấp nước ngoài

Thu 15,6 nghìn tỷ đồng thuế thương mại điện tử từ nhà cung cấp nước ngoài

Chiều 4/6, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, tham gia giải trình về thu thuế đối với thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay, các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp 15,6 nghìn tỷ đồng.
Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Để cải thiện chất lượng báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) năm 2023, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chỉ đạo các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung.
Xem thêm
Phiên bản di động