TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tăng thu ngân sách

Bất chấp tác động tiêu cực của dịch Covid-19, liên tục thực hiện các giải pháp đột phá trong thực hiện mục tiêu kép, 6 tháng đầu năm, thu ngân sách của TP. Hồ Chí Minh đạt kết quả khả quan. Thành phố đang tiếp tục nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để tăng thu ngân sách.

Thu ngân sách vẫn khả quan

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa thành phố trong 6 tháng đầu năm 2021 là 198.566 tỷ đồng, đạt 55,7% dự toán và tăng 20,7% so cùng kỳ năm 2020.

Đặc biệt, nếu so với cùng kỳ 2019 (thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát), thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đã phục hồi đáng kể khi tăng 2,7%.

Số thu nội địa thực hiện 138.366 tỷ đồng, đạt 55,7% dự toán, chiếm 69,7% tổng thu ngân sách và tăng 19% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện 60.200 tỷ đồng, đạt 55,7% dự toán, chiếm 30,3% tổng thu ngân sách và tăng 24,8% so cùng kỳ.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tăng thu ngân sách

Lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh gặp mặt các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19. Ảnh: TL

Đáng chú ý, trong khoản thu nội địa, hoạt động thu từ khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách khi chiếm 19,8%. Trong 6 tháng, thu từ khu vực ngoài nhà nước thực hiện 39.403 tỷ đồng, đạt 58,2% dự toán và tăng 42,7% so cùng kỳ 2020.

Kế đến là thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng khu vực này đóng góp 33.917 tỷ đồng ngân sách, đạt 58,2% dự toán, chiếm 17,1% tổng thu và tăng 16,4% so cùng kỳ. Thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 11.745 tỷ đồng ngân sách, đạt 43,5% dự toán, chiếm 5,9% tổng thu ngân sách và tăng 9,9% so cùng kỳ.

Số thu từ dầu thô cũng tăng mạnh so với cùng kỳ theo đà tăng của giá dầu. Trong 6 tháng đầu năm nay, thu từ dầu thô được 6.807 tỷ đồng, đạt 79,6% dự toán, chiếm 3,4% tổng thu ngân sách và tăng 6,8% so cùng kỳ.

Trong khi đó, thu cân đối ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2021 thực hiện 38.111 tỷ đồng, đạt 46,4% dự toán, chiếm 19,2% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và tăng 5,6% so cùng kỳ năm 2020.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh, hoạt động thu ngân sách thành phố phục hồi mạnh trong những tháng đầu năm là nhờ thành phố đã triển khai kịp thời các chính sách như miễn giảm gia hạn thuế và các khoản thu ngân sách; cơ cấu lại nợ, miễn giảm hạ lãi suất cho vay… của Chính phủ và các giải pháp hỗ trợ của địa phương.

Các chính sách này đã tạo điều kiện cho người nộp thuế khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2020, từ đó, tác động tích cực đến kết quả kinh doanh có xu hướng hồi phục trong những tháng đầu năm 2021.

Trước đó, ngành tài chính TP. Hồ Chí Minh dự kiến đến cuối năm 2022, thu ngân sách thành phố mới quay lại thời kỳ dịch Covid-19 chưa xuất hiện. Tuy nhiên, đến tháng 4/2021, tốc độ thu ngân sách đã tương đương với kết quả năm 2019 và hiện tiếp tục tăng mạnh so với mốc thời gian này. Đây được xem là tín hiệu rất tốt cho hoạt động thu ngân sách trên địa bàn thành phố trong năm nay.

Tiên phong nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp linh hoạt

Trong năm 2021, TP. Hồ Chí Minh được giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 364.893 tỷ đồng, giảm 10,1% so dự toán năm 2020 và giảm 1,7% so với thực hiện năm 2020.

Đánh giá tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của UBND thành phố khẳng định, mặc dù hoạt động thu ngân sách ghi nhận kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm nay, tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và việc áp dụng giãn cách xã hội để phòng chống dịch kể từ cuối tháng 5, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang bị ảnh hưởng rất lớn, tác động tiêu cực đến doanh thu, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp.

Nhận định của lãnh đạo các ngành khối tài chính, kinh tế của TP. Hồ Chí Minh cũng đều cho rằng, nếu dịch bệnh không được khống chế kịp thời, hoạt động thu ngân sách của thành phố dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều tiêu cực trong những tháng cuối năm.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tăng thu ngân sách

Dây chuyền gia công xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Cư

Để ứng phó với nguy cơ hụt giảm thu ngân sách trong 6 tháng cuối năm TP. Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, qua đó đồng hành cùng người nộp thuế vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp, thành phố đang nỗ lực tập trung 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Cụ thể, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, chăm lo cho đời sống người lao động như hỗ trợ giảm giá điện, nước sinh hoạt; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, nhóm chính sách hỗ trợ của thành phố sẽ tiếp tục ưu tiên triển khai chính sách hỗ trợ, lãi vay theo chương trình kích cầu đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng thị trường... Đồng thời, có một số chính sách hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp, tổ chức, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.

Mới đây, Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thông qua nghị quyết dự chi khoảng 886 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân trên địa bàn.

Hiện ngành tài chính TP. Hồ Chí Minh cũng đã rà soát và lập danh sách doanh nghiệp, tổ chức được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021, với hơn 255.000 đơn vị và hơn 43.000 cá nhân.

Đến nay, số thuế gia hạn của các doanh nghiệp, tổ chức đã nộp giấy đề nghị gia hạn là hơn 8.000 tỷ đồng; số thuế gia hạn của các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh đã nộp giấy gia hạn là 200 tỷ đồng. Cơ quan thuế cũng đã giải quyết 1.500 hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng với số tiền hoàn hơn 9.000 tỷ đồng./.

G/C

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Phiên bản di động