Giá cả thị trường không có biến động bất thường dịp Tết Nguyên đán

Theo Bộ Tài chính, dịp Tết Nguyên đán, giá cả thị trường không có biến động bất thường do cơ quan quản lý đã chủ động các giải pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hàng hóa từ trước, trong và sau Tết. Giá cả dịp này cơ bản nằm trong tính toán của cơ quan quản lý và các phương án điều hành.

Diễn biến giá cả theo đúng các kịch bản điều hành

Về tình hình giá cả thị trường, theo Bộ Tài chính, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 diễn ra vào thời điểm cuối tháng 1 dương lịch (20-26/1/2023) và là tháng cao điểm cho chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động theo quy luật các dịp Tết.

Lượng hàng hóa dồi dào, được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn cả nước, nhất là các mặt hàng nông sản do tình hình sản xuất, thời tiết khá thuận lợi, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân.

Giá cả dịp Tết nằm trong dự tính của cơ quan quản lý
Nhiều trung tâm thương mại lớn mở cửa các ngày Tết. Ảnh: T.T

Nhiều siêu thị đã triển khai kế hoạch mở cửa sớm và đóng cửa muộn trong tuần lễ mua sắm Tết cao điểm, một số chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị mở cửa xuyên Tết khiến nguồn hàng cung cấp ra thị trường không bị gián đoạn; không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, đầu cơ tích trữ găm hàng trong dịp Tết.

Sang những ngày đầu năm mới, hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết. Từ ngày mùng 3 Tết, một số siêu thị, chợ truyền thống đã mở cửa đón khách trở lại. Vào mùng 4 và mùng 5 Tết, hoạt động mua bán hầu như trở về bình thường, nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao nên giá cả không có đột biến.

Bô Tài chính cho biết, tình hình cung cầu giá cả thị trường cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát và diễn biến theo đúng với kịch bản công tác điều hành giá trong dịp trước Tết do Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về giá đề ra.

Tại các chợ truyền thống, giá các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thịt tươi, đồ phục vụ cúng lễ chỉ tăng theo quy luật vào các ngày cận Tết, một vài ngày đầu năm mới. Dự báo sẽ dần trở lại bình thường vào các ngày tới khi nguồn cung từ các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại ổn định cũng như nhu cầu người dân trở lại bình thường. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, mức giá cơ bản được giữ ổn định theo chính sách bán hàng và đảm bảo nguồn cung cho nhân dân.

Cụ thể diễn biến giá cả một số mặt hàng thiết yếu tại một số địa phương trọng điểm trong tầm kiểm soát. Đối với giá lương thực, hầu hết các địa phương trong cả nước đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa chuẩn bị Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trong đó có mặt hàng gạo.

So với hàng năm, giá thực phẩm tươi sống ổn định trước Tết do nguồn cung dồi dào và mức giá tương đối ổn định trong dịp Tết, chỉ tăng nhẹ so với ngày thường do nhu cầu không có đột biến. Nếu so với ngày thường, giá thịt bò tăng khoảng 10.000 – 20.000 đ/kg tùy từng thị trường địa phương do nhu cầu tăng; giá gà sống tăng khoảng 10.000 – 30.000 đ/kg; giá lợn hơi ổn định so giai đoạn trước Tết kéo theo giá thịt lợn thành phẩm cũng không có biến động lớn. Giá thực phẩm tại các điểm bán hàng bình ổn vẫn ổn định và thấp hơn so với giá thị trường.

Giá bán các mặt hàng rau củ, trái cây hầu hết tại các địa phương cơ bản ổn định do thời tiết thuận lợi, nguồn cung khá dồi dào. Giá nhiều mặt hàng như đường, dầu ăn, nước mắm ổn định do nguồn cung lớn; giá các loại bia, rượu và nước ngọt năm nay biến động không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái do lượng hàng trong các siêu thị, cửa hàng rất dồi dào.

Giá hoa tươi tăng nhẹ vào các ngày 22, 23 Tết và tăng từ 15 – 25% trong các ngày 27, 28 Tết do nhu cầu tăng cao đối với các loại hoa tươi phục vụ cúng lễ, Tết. Đến những ngày cận Tết (từ chiều ngày 29 âm) giá hoa, cây cảnh có xu hướng giảm so với các ngày trước do nguồn cung phong phú, dồi dào, hoa đẹp, không bị khan hiếm.

Giá dịch vụ vận tải cơ bản được kiểm soát tốt tại các địa phương, các đơn vị kinh doanh vận tải cơ bản chấp hành tốt việc kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Giá dịch vụ giữ xe về cơ bản ổn định.

Địa phương đã rất chủ động vào cuộc

Công tác quản lý giá đã được điều hành thông suốt, chặt chẽ từ trước, trong và sau Tết. Để tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành các chỉ thị về vấn đề này.

Với vai trò là thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã có báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết công tác quản lý, điều hành giá, cũng như báo cáo, xây dựng kịch bản điều hành giá cho cả năm 2023. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo đã có chỉ đạo cụ thể về công tác điều hành giá năm 2023.

Giá cả dịp Tết nằm trong dự tính của cơ quan quản lý
Người dân đã tham quan, mua sắm ngay từ ngày mùng 2 Tết. Ảnh: T. T.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã tổ chức 3 đoàn công tác kiểm tra và nắm tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 trên địa bàn một số tỉnh, thành phố...

Về phía địa phương cũng đã rất linh hoạt, chủ động trong tổ chức triển khai các giải pháp bình ổn giá cả thị trường. Tùy điều kiện thực tế tại địa phương về cung cầu hàng hóa, đẩy mạnh xã hội hóa chương trình bình ổn thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia. Các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết như bán hàng lưu động, các chương trình khuyến mại, giảm giá, tổ chức bán hàng đến cận Tết và bán sớm sau Tết để đảm bảo tình trạng khan hiếm hàng hóa không xảy ra, ổn định giá cả thị trường.

Địa phương đã triển khai rất quyết liệt công tác về quản lý thị trường, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá. Trong đó kiểm tra các mặt hàng thiết yếu có tác động lớn đến tâm lý người tiêu dùng như: giá cước vận tải, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, giá giữ xe, giá dịch vụ lưu trú du lịch và các dịch vụ khác trong các dịp lễ, Tết... Sở Tài chính nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện nghiêm chế độ báo cáo giá thị trường trước trong và sau Tết.

Theo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tuyên truyền để kiểm soát lạm phát kỳ vọng

Cần tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá nhất là các mặt hàng nhạy cảm, có tác động lớn đến người dân; công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

Đối với tháng 2 và quý I/2023, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yết, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả đối với mặt hàng dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại phục vụ dịp lễ, tết. Đồng thời, tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí (nhất là dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô).

Bộ Tài chính cũng đề nghị quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trong dịp sau Tết, xử lý nghiêm các tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Đối với mặt hàng xăng dầu, trong giai đoạn sau Tết là thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương chủ động bám sát tình hình thực tế để chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.

Đối với cả năm 2023, Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4,5% do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Cụ thể, cần teo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để kiến nghị các biện pháp điều hành về tiền tệ, tài khóa phù hợp.

Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai việc tính toán, đánh giá tác động, chuẩn bị phương án để bảo đảm ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ khác, trên cơ sở việc tiếp tục triển khai bình ổn giá cả dịp trước, trong và sau Tết, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý; chủ động dự báo và có các phương án bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, vật tư nông nghiệp…/.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Cục Thuế tỉnh Bến Tre là 1 trong 6 cục thuế địa phương vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong triển khai hiệu quả phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Kết quả trên có được là nhờ phối hợp tốt với đoàn công tác liên ngành.
Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Tỷ lệ phân luồng tờ khai năm 2023 trên địa bàn Hải Phòng đã chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ tờ khai luồng Xanh là 65,31%; luồng Vàng là 31,2% (giảm 2,44% so với năm 2022); luồng Đỏ là 3,49% (giảm 7,43% so với năm 2022).
Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn phối hợp với Cục Thuế Bắc Giang mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.
Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Thời gian qua, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các bộ, ngành, địa phương qua nhiều giai đoạn chính sách đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản nắm được tổng thể nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương và địa phương đang quản lý. Tuy nhiên, tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công còn chậm.
Quý I/2024, ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng

Quý I/2024, ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý I/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88.354 tỷ đồng, bằng 26,3% dự toán được giao, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Nghệ An: Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt trên 5.900 tỷ đồng

Nghệ An: Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt trên 5.900 tỷ đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa cho biết, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quý 1/2024 ước thực hiện 5.904 tỷ đồng, đạt 37,1% dự toán, bằng 134,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Mở rộng trao thưởng “hóa đơn may mắn”

Hà Nội: Mở rộng trao thưởng “hóa đơn may mắn”

Để triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền, định hướng các giải pháp tốt hơn trong hoạt động kinh doanh và chấp hành các quy định của pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, Cục Thuế TP . Hà Nội xác định, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được các giải pháp chủ động của cơ quan thuế.
Ưu tiên sử dụng kinh phí để chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo

Ưu tiên sử dụng kinh phí để chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo

Theo Bộ Tài chính, trong dự toán năm 2024 và định hướng các năm tiếp theo, ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên tăng chi chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo trong xã hội.
Quý I/2024, phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan

Quý I/2024, phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan

Quý I/2024, cơ quan Hải quan đã bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm, tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.816,4 tỷ đồng.
15.931 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện việc xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng

15.931 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện việc xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, dự kiến sang tuần tới sẽ hoàn tất 100% cửa hàng thực hiện xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở Công thương cũng như các sở, ban ngành địa phương tiếp tục giám sát hoạt động các cây xăng trong việc xuất hoá đơn bán lẻ.
3 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát, thanh toán 232.989 tỷ đồng vốn chi thường xuyên

3 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát, thanh toán 232.989 tỷ đồng vốn chi thường xuyên

Theo Kho bạc Nhà nước (KBNN), dự kiến đến hết tháng 3/2024, toàn hệ thống đã kiểm soát, thanh toán 232.989 tỷ đồng vốn chi thường xuyên, bằng 18,4% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).
Tín dụng đang có sự cải thiện dần theo tháng

Tín dụng đang có sự cải thiện dần theo tháng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tín dụng đã tăng trưởng dương trở lại tính đến cuối tháng 3/2024, như vậy tín dụng đang có sự cải thiện dần theo tháng. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến ngày 29/02/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Như vậy tín dụng tháng 2 giảm chậm hơn so với tháng 1 (giảm -0,6%).
Bộ Tài chính ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024

Bộ Tài chính ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2024. Chương trình nhằm nâng cao hiệu quả THTK, CLP, phát huy cao nhất mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Kho bạc Nhà nước: Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Kho bạc Nhà nước: Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Kho bạc Nhà nước vừa có Công văn số 1660/KBNN-KSC yêu cầu toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Hà Tĩnh hoàn thành xuất hóa đơn xăng dầu theo từng lần bán

Hà Tĩnh hoàn thành xuất hóa đơn xăng dầu theo từng lần bán

Cục Thuế Hà Tĩnh cho biết, nhờ thực hiện quyết liệt các giải pháp, tính đến ngày 28/3/2024, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 80 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, với 227 cửa hàng, 829 cột bơm thực hiện xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng (đạt 100%).
Xem thêm
Phiên bản di động